Thứ Ba, 9 tháng 6, 2015

Có nên áp dụng Điện toán đám mây (Cloud Computing) vào các doanh nghiệp ?

Theo Công ty Nghiên cứu thị trường Gartner, riêng trong năm 2013, hơn 60% DN trên thế giới đã triển khai một hình thức nào đó của điện toán đám mây. Dự báo đến năm 2016, hơn 25% các ứng dụng trên thế giới, tương đương với khoảng 48 triệu ứng dụng, sẽ được triển khai trên nền điện toán đám mây. Chính nhờ có đám mây mà khách hàng có thể truy cập vào kho dữ liệu âm nhạc mỗi ngày, xem phim trực tuyến trên máy tính bảng, mua bán qua mạng, hay chơi game trực tuyến…
 

Với các DN nhỏ và vừa, những hạn chế trong việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng là rào cản lớn trong việc hiện thực hóa tầm nhìn và các hoạt động đổi mới, sáng tạo. Điện toán đám mây chính là lời giải cho các DN quy mô nhỏ và trung bình để có thể hoạt động với hiệu quả và năng suất cao hơn, tiết kiệm hơn, mang lại giá trị cao hơn trong thời gian ngắn hơn.

Đơn cử, một công ty xây dựng kỹ thuật thường mất hai tuần để chạy các phép mô phỏng cho một dự án thi công trên các máy chủ vật lý do DN sở hữu. Công ty này rất muốn nâng cao tốc độ xử lý công việc, nhưng việc đầu tư để mua thêm sức mạnh điện toán có vẻ không phải là một lựa chọn hiệu quả, vì những dự án quy mô lớn như vậy không phải lúc nào cũng xuất hiện.

Thay vào đó, công ty đã chuyển các hoạt động mô phỏng lên mô hình điện toán dựa trên đám mây, mua thêm sức mạnh xử lý cao hơn gấp mười lần so với năng lực điện toán hiện tại trên các máy chủ vật lý của công ty, và chỉ phải trả tiền cho thời gian mà công ty thực sự sử dụng tài nguyên xử lý đó. Thời gian cần thiết để công ty chạy các phép mô phỏng giảm từ hai tuần xuống còn hai ngày.

Công ty thứ hai thường định kỳ ba năm một lần nâng cấp toàn bộ hệ thống máy tính để bàn với chi phí không nhỏ. Và rồi một năm, công ty này quyết định không mua sắm thường xuyên các thiết bị công nghệ thông tin (IT) nữa, mà đầu tư vào một hệ thống máy chủ, phần mềm và các thiết bị mạng để xây dựng một môi trường điện toán đám mây riêng.

Vì dữ liệu và các ứng dụng giờ đây được xử lý trực tiếp “trên mây” chứ không phải là trên máy tính của người sử dụng, công ty có thể trì hoãn việc nâng cấp máy tính, kéo dài tuổi thọ của các thiết bị hiện có và tăng cường mức độ tiết kiệm lũy tiến, trong khi người dùng vẫn có được hiệu suất tốt hơn và mức độ bảo mật cao hơn.

Hai công ty này có một điểm chung: Họ đã sử dụng công nghệ điện toán đám mây cho doanh nghiệp để trở nên hiệu quả hơn, tạo ra giá trị mới và cộng tác với nhau theo những cách mới. Họ có thể tập trung công sức vào việc xây dựng các năng lực cốt lõi, chẳng hạn như đáp ứng các yêu cầu đặc biệt của khách hàng hay quản lý hoạt động kinh doanh hằng ngày, nhờ vậy đã tiết kiệm được rất nhiều tiền trong quá trình này.

Hướng dẫn cài đặt máy chủ thư điện tử (Email Server)

Để cài đặt một máy chủ email, có nhiều cách làm, nhiều lựa chọn. Sau đây là một lựa chọn
Đại thể khi gửi, nhận thư điện tử các bước và các phần mềm sau được sử dụng;

 




1. Người gửi thư dùng một trong những phần mềm thư điện tử cá nhân (email client: Outlook, Outlook Express, Thunderbird, KMail, … hoặc các webmail như Gmail, Yahoo Mail, Squirrel Mail,,…) để soạn thư. Các email client còn được gọi là Mail User Agent (MUA).

2. Khi nhấn nút Send, một kết nối theo giao thức SMTP qua cổng 25 được thiết lập với máy chủ mail. Để đảm bảo an toàn, kết nối này có thể dùng các giao thức mã hóa SSL (Secure Socket Layer) hoặc TLS (Transport Layer Security) để mã hóa các thông tin trao đổi giữa email client và máy chủ mail.

3. Username và password của người gửi được một chương trình xác thực (authentication) kiểm tra. Chương trình này thường là OpenLDAP hoặc một cơ sở dữ liệu (MySQL, ….).

4. Nếu kết quả kiểm tra xác nhận người gửi là người đã đăng ký, thư được chuyển cho chương trình Mail Transfer Agent (MTA). Chương trình này có thể là Sendmail, Postfix, Courrier, qmail, v.v…Trước khi nhận, MTA (hoặc một chương trình riêng Mail Submission Agent -MSA) soát, sửa các lỗi của thư (lỗi địa chỉ, ngày tháng, …).

5. MTA sẽ đọc domain trong địa chỉ người nhận (phần bên phải @) rồi hỏi các DNS server trên Internet để tìm địa chỉ máy chủ mail của domain đó theo các MX record đã khai trong DNS server. Khi tìm được, MTA gửi thiết lập kết nối với MTA nhận qua cổng 25.

6. Chương trình xác thực trên máy chủ nhận (OpenLDAP, MySQL, …) sẽ kiểm tra xem người nhận có được đăng ký trên máy đó không. Nếu không, sẽ có báo lỗi 550 về cho người gửi và từ chối nhận thư.

7. Nếu người nhận được xác thực, thư sẽ được tiếp tục kiểm tra virus, spam bằng các chương trình antivirus (ví dụ clamAV), chương trình antispam (ví dụ Spamassasin hoặc Postgrey, …) và quota dung lượng hộp thư người nhận trên máy chủ cũng được kiểm tra xem còn không hay đã đầy. Nếu hộp thư đầy hoặc thư có virus sẽ có mail thông báo cho người gửi và thư bị từ chối.

8. Sau khi kiểm tra mail xong, MTA chuyển giao thư cho phần mềm Mailbox Server qua giao thức LMTP. Tại đây, một phần mềm Mail Delivery Agent sẽ lưu thư vào hộp thư người nhận (Inbox hoặc Spam tùy theo thư có bị đánh dấu là spam hay không).

9. Tại Mailbox Server còn một loạt hoạt động khác được thực hiện: lập chỉ số (index) của thư và file đính kèm bằng Lucent để tìm kiếm nhanh, lưu meta-data của mail vào một cơ sở dữ liệu nào đó, lưu thư theo định dạng mailbox hoặc maildir đã chọn vào một hệ thống file, convert các file đính kèm thành dạng HTML để xem trong trình duyệt, v.v… Các dịch vụ này có thể có hoặc không theo ý đồ của người thiết kế hệ thống mail.

10. Người nhận dùng một phần mềm email client (Outlook, webmail, …) kết nối với máy chủ mail bằng giao thức POP3 hoặc IMAP để đọc thư. Trên máy chủ, phần mềm POP3 hoặc IMAP server (Dovecot, Courrier, …) phụ trách việc kết nối này và tìm thư từ mailbox để chuyển về hoặc hiển thị trên email client. Quá trình kết thúc ở đây.

11. Ngoài ra trên máy chủ Mail server còn có thể có một số thành phần phụ nữa theo ý người cài đặt: webmail, một giao diện quản lý (Administrator consol) thường cũng là giao diện web, phần mềm backup, phần mềm clustering nếu muốn hệ có tính sẵn sàng cao, v.v…Với một hệ thống lớn có thể dùng nhiều máy chủ, thiết lập một cơ chế tự động cân bằng tải, bổ xung hoặc thay thế các máy chủ khi cần.

Thứ Hai, 8 tháng 6, 2015

Những việc cần phải chuẩn bị trước khi thuê chỗ đặt máy chủ (Server)

Chuẩn bị cho thuê chỗ đặt máy chủ giống với việc lên danh sách 1 list các công việc mà bạn cần chuẩn bị để di chuyển đến ngôi nhà mới. Cũng như bạn sẽ xem xét ngôi nhà mới phải có đường đi thuận tiện và gần siêu thị hay trường học thì khi di chuyển thiết bị đến Data Center phải xem xét đến các yếu tố về nguồn điện và băng thông, ngoài ra còn có các yếu tố khác phải xem xét thêm như dịch vụ, hỗ trợ, hạ tầng ….
 




Việc cần quan tâm khi thuê chỗ đặt máy chủ

Điều đầu tiên bạn làm là phải có ý tưởng chung cho dịch vụ bạn cần. Data Center sẽ bán Colocation theo vị trí đặt chỗ và nguồn điện sử dụng, vì vậy bạn cần phải hiểu về số lượng không gian rack (thước đo là 1U, 2U …) cũng như điện năng sử dụng (thước đo là Amps). Nếu bạn không tính toán được những cái trên thì các điều sau sẽ xảy ra.

Một là nếu bạn đánh giá cao nguồn lực cần có thì bạn phải trả chi phí cao cho những gì bạn cần để triển khai giải pháp. Tệ hơn nữa, nếu bạn đánh giá thấp các nguồn lực cần thiết và bạn sẽ phải trả phần chi phí dư thừa cho các giải pháp không làm việc – không phải lỗi của Data Center.

Internet là một trong các ưu tiên hàng đầu khi doanh nghiệp chọn vị trí đặt chỗ. Bạn cần phải chắc chắn về băng thông bạn cần cho các ứng dụng của bạn, nếu không đủ băng thông thì các ứng dụng sẽ chạy chậm (mặc nhiên không phải do phần cứng). Sử dụng ít băng thông cũng giống với việc cố gắng đi quá giới hạn tốc độ trên đường cao tốc trong giờ cao điểm – bạn sẽ cảm thấy bực bội và tệ hại như thế nào. Một sự thay thế mới người ta gọi là “burstable”, tạm hiểu là cho phép bạn sử dụng vượt quá những gì bạn đăng ký.

Phần cứng là một trường hợp nữa, mặc dù trong nhiều trường hợp phần cứng mà bạn mang đến Data Center là một thiết bị hiện đại. Tuy nhiên, tùy thuộc vào nhu cầu phát triển của bạn, bạn nên có tham khảo và tư vấn từ Data Center để họ chọn cho bạn những phần cứng phù hợp và những nhà cung cấp tốt.
Ngoài những thứ như nguồn điện, không gian đặt chỗ, băng thông thì chúng tôi còn cung cấp các dịch vụ như backup, sao lưu dữ liệu, dự phòng nguồn điện, internet để đảm bảo dịch vụ của bạn luôn được thông suốt.

Phân biệt máy chủ ảo thường và máy chủ ảo trên nền điện toán đám mây (Cloud VPS)

 

VPS (Virtual Private Server) Máy chủ ảo: là máy chủ chạy dưới dạng chia sẻ tài nguyên từ một máy chủ vật lý. Máy chủ ảo được hình thành thông qua phương pháp phân vùng một máy chủ vật lý thành nhiều máy chủ ảo khác nhau. Mỗi máy chủ ảo có thể chạy hệ điều hành riêng, CPU, bộ nhớ, ổ cứng lưu trữ... với đầy đủ các tính năng quản lý cao nhất và sử dụng cấu hình riêng biệt .

Cloud VPS: là máy chủ ảo được triển khai trên nền điện toán đám mây, hoạt động trên nhiều kết nối Server vật lý khác nhau. Điều này cho phép bạn có thể truy cập nhanh đến một nguồn cung cấp không giới hạn, môi trường lưu trữ truyền thống các nguồn tài nguyên này thường bị giới hạn trong một server vật lý. Chi phí của bạn được xác định bởi số lượng Node tài nguyên lựa chọn của bạn bao gồm của CPU, RAM, không gian lưu trữ và băng thông hàng tháng.

Các thông số quan trọng của máy chủ ảo (VPS)

VPS hay cloud server hay kể cả máy chủ vật lý (dedicated server) đều có những tiêu chí chung của nó mà ở đây rõ ràng nhất là RAM, CPU, HDD và network. Nhiều người cho rằng, cứ nhiều RAM, CPU, HDD là tốt, điều đó đúng nhưng chưa đủ, cấu hình dịch vụ, lựa chọn thông số sử dụng hợp lý mới đem lại một hệ thống ổn định và bền bỉ, và cái khó ở đây là phải cân đo, đong ,đếm được mức độ sử dụng thực tế chứ không phải chọn 1 gói thừa mứa để lãng phí tiền bạc, đó là nghệ thuật của cả người mua lẫn người bán.




Với nhiều năm kinh nghiệm xây dựng, cài đặt, quản trị các hệ thống máy chủ, tôi đưa ra một vài tiêu chí lựa chọn cho các bạn như sau:

+ CPU, đây là thông số quan trọng nhất, nó quyết định tốc độ xử lý dữ liệu, CPU càng đời mới, khả năng vận hành càng trơn tru, hiện tại E5 2620 đang là 1 CPU mạnh và phổ biến. Các ứng dụng cần nhiều CPU nhất là encode, xử lý Database, web server với những thư viện phức tạp …..VPS chất lượng cao là một lựa chọn tốt cho tất cả mọi người.

+ RAM đóng vai trò quan trọng tiếp theo, thực tế RAM là bộ nhớ để lưu trữ các kết quả tính toán tạm thời mà CPU thực hiện, sau đó nó lại chuyển về CPU xử lý tiếp, thế nên có thể thay RAM bằng HDD bình thường nhưng vì HDD tốc độ bằng 1 phần nghìn RAM nên nó không được sử dụng.

+ HDD đây là thông số mà người dùng rất hay nhầm lẫn vì nghĩ chỉ cần nhiều Gb HDD là được mà quên đi rằng I/O trong HDD mới là quan trọng. CPU tốt, RAM tốt nhưng HDD chậm đồng nghĩa với việc hiệu suất hệ thống không thay đổi. Thực tế, ngoài các server lưu trữ phim, ảnh thì đa phần chỉ cần 80-100Gb HDD là đủ cho rất nhiều ứng dụng chứ không cần đến hàng trăm Gb như những nhà cung cấp khác rao bán, sẽ chẳng để làm gì khi mà người dùng bỏ thừa cả trăm Gb trong khi dữ liệu được load với tốc độ rùa bò. Thông số này giờ được trình diễn dưới dạng IOPs. VPS-SSD là một lựa chọn hợp lý cho những ứng dụng cần tốc độ cao.

+ Network, đây là thông số quan trọng không kém, đường truyền nhanh và ổn định mới tạo ra được dịch vụ tốt. Ngoài những ứng dụng phim, ảnh thì kể cả những website có lượng truy cập lớn, 100Mb là băng thông đủ để tạo ra rất nhiều khách hàng rồi.

+ Hệ điều hành: Linux hay các distro của nó ngốn ít tài nguyên hơn Windows (tuy nhiên từ windows 2008 trở đi, Windows đã có bản server Core với giao diện command, rất nhẹ và không khác gì Linux).

+ Caching: Việc hit thẳng vào HDD (chạy trực tiếp) vừa làm gia tăng khả năng nghẽn cổ chai trong quá trình truyền dữ liệu, vừa làm giảm tuổi thọ của HDD, Caching là giải pháp tuyệt vời để hạn chế cả 2 vấn đề này. Công nghệ này giờ thường có ở các laptop cao cấp.

+ Ứng dụng: Các môi trường giả lập giờ cho phép bất kỳ hệ điều hành nào cũng có thể chạy các platform khác nhau nhưng để tối ưu nhất, hiệu suất và đầy đủ tính năng nhất, Windows chỉ nên chơi với các ứng dụng .NET, Linux dành cho các ứng dụng PHP, Perl, Python hay Ruby on Rails…..VPS-Plesk là sự lựa chọn duy nhất cho Windows hay VPS-Wordpress là lựa chọn không thể tốt hơn cho Linux+PHP+MySQL

+ Tải (Load) thực tế: Đây là vấn đề khó nhất trong việc lựa chọn một cấu hình phù hợp. Không 1 công cụ nào cho ra được phép tính cụ thể, nó phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm và một vài thống kê có sẵn. Chẳng hạn với ứng dụng web, ta cần biết đó là loại web tin tức, web thương mại điện tử hay diễn đàn, bao nhiêu visit/ngày, bao nhiêu pageview/ngày……peak của nó là bao nhiêu, CSDL của web có nhiều không….hệ thống đã được xử lý tối ưu hay chưa, có optimize hay sử dụng caching layer nào không, có proxy hay chế độ san tải nào không….

Máy chủ SSD có những ưu điểm gì vượt trội hơn máy chủ HDD ?

Ổ cứng là một thành phần quan trọng trong máy tính và cả trong hệ thống máy chủ (server). Mọi dữ liệu đều được lưu trữ trong ổ cứng, chúng thường được truy xuất và cần độ an toàn cao. Đối với máy chủ (server) thì ổ cứng lại càng quan trọng hơn, vì nó sẽ lưu trữ một dữ liệu thông tin rất lớn và yêu cầu độ an toàn cao nhất có thể. Nhưng nên lựa chọn ở cứng nào tốt? SSD máy chủ hay HDD máy chủ?

SSD (Solid State Drives) là thuật ngữ chuyên môn chỉ 1 dạng của ổ cứng máy tính còn gọi là ổ cứng thể rắn hay ổ cứng điện tử, SSD sử bộ nhớ flash để lưu trữ các dữ liệu trên máy tính từ đó giúp việc lưu trữ an toàn và bền vững hơn. SSD máy chủ là giải pháp lưu trữ tốc độ cao trên máy.

HDD (Hard Disk Drive) là ổ cứng truyền thống, dữ liệu được lưu trữ trên bề mặt các phiến đĩa tròn (Platters) làm bằng nhôm, thủy tinh hoặc gốm được phủ vật liệu từ tính. HDD có cấu tạo rất đơn giản gồm nhiều tấm kim loại (phiến đĩa) được bao phủ bởi sắt từ xoay quanh một trục cố định.





Cả 2 đều có ưu điểm và khuyết điểm riêng.

Thời gian khởi động ổ đĩa: do SSD máy chủ là ổ cứng điện tử, không có bộ phận chuyển động nên không tốn thời gian chuyển động. Trong khi đó HDD máy chủ là ổ đĩa cơ truyền thống sử dụng các động cơ cơ học để quay các đĩa từ, khi khởi động, ổ đĩa cơ sẽ phải mất từ 1 - 3 giây để khởi động động cơ này.

Thời gian truy cập dữ liệu và độ trễ: SSD máy chủ có tốc độ đọc và ghi dữ liệu nhanh hơn nhiều so với HDD truyền thống, nhanh từ 80 -100 lần.

Độ ồn: các dòng SSD máy chủ hoạt động không gây tiếng động do không có thành phần chuyển động. Còn với HDD máy chủ thì tùy thừng loại và nhãn hiệu mà tạo ra tiếng ồn từ nhỏ đến to.

Độ tin cậy: do HDD hoạt động dựa trên việc đọc ghi trên đĩa quay nên sẽ dễ cáo sai sót khi xảy ra lỗi cơ khí sau nhiều ngàn giờ hoạt động, các phiến đĩa có khả năng hư hỏng. Trong khi đó SSD máy chủ lại có độ tin cậy cao do không có sự chuyển động, nên vấn đề mất dữ liệu khi ổ đĩa bị rung động là không có, không có lỗi về mặt cơ khí.

Điện năng tiêu thụ và tỏa nhiệt: SSD tiêu thụ điện ít hơn ổ HDD từ 30 - 60 % năng lượng, tiết kiệm từ 6 – 10 Watts.

Giá thành: Với nhiều ưu điểm và tính năng vượt trội hơn, SSD vì thế cũng đắt tiền hơn nhiều so với HDD truyền thống. Đây chính là lợi thế cạnh tranh khiến ổ HDD vẫn là lựa chọn chủ yếu của người sử dụng, và giá thành cao cũng là rào cản lớn khiến SSD chưa thể được sử dụng rộng rãi. Loại ổ ghi mới này chủ yếu được sử dụng trong lĩnh vực quân sự và các nghành công nghiệp đòi hỏi sự độ toàn dữ liệu cao.