Hiển thị các bài đăng có nhãn thuê máy chủ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn thuê máy chủ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 9 tháng 6, 2015

Có nên áp dụng Điện toán đám mây (Cloud Computing) vào các doanh nghiệp ?

Theo Công ty Nghiên cứu thị trường Gartner, riêng trong năm 2013, hơn 60% DN trên thế giới đã triển khai một hình thức nào đó của điện toán đám mây. Dự báo đến năm 2016, hơn 25% các ứng dụng trên thế giới, tương đương với khoảng 48 triệu ứng dụng, sẽ được triển khai trên nền điện toán đám mây. Chính nhờ có đám mây mà khách hàng có thể truy cập vào kho dữ liệu âm nhạc mỗi ngày, xem phim trực tuyến trên máy tính bảng, mua bán qua mạng, hay chơi game trực tuyến…
 

Với các DN nhỏ và vừa, những hạn chế trong việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng là rào cản lớn trong việc hiện thực hóa tầm nhìn và các hoạt động đổi mới, sáng tạo. Điện toán đám mây chính là lời giải cho các DN quy mô nhỏ và trung bình để có thể hoạt động với hiệu quả và năng suất cao hơn, tiết kiệm hơn, mang lại giá trị cao hơn trong thời gian ngắn hơn.

Đơn cử, một công ty xây dựng kỹ thuật thường mất hai tuần để chạy các phép mô phỏng cho một dự án thi công trên các máy chủ vật lý do DN sở hữu. Công ty này rất muốn nâng cao tốc độ xử lý công việc, nhưng việc đầu tư để mua thêm sức mạnh điện toán có vẻ không phải là một lựa chọn hiệu quả, vì những dự án quy mô lớn như vậy không phải lúc nào cũng xuất hiện.

Thay vào đó, công ty đã chuyển các hoạt động mô phỏng lên mô hình điện toán dựa trên đám mây, mua thêm sức mạnh xử lý cao hơn gấp mười lần so với năng lực điện toán hiện tại trên các máy chủ vật lý của công ty, và chỉ phải trả tiền cho thời gian mà công ty thực sự sử dụng tài nguyên xử lý đó. Thời gian cần thiết để công ty chạy các phép mô phỏng giảm từ hai tuần xuống còn hai ngày.

Công ty thứ hai thường định kỳ ba năm một lần nâng cấp toàn bộ hệ thống máy tính để bàn với chi phí không nhỏ. Và rồi một năm, công ty này quyết định không mua sắm thường xuyên các thiết bị công nghệ thông tin (IT) nữa, mà đầu tư vào một hệ thống máy chủ, phần mềm và các thiết bị mạng để xây dựng một môi trường điện toán đám mây riêng.

Vì dữ liệu và các ứng dụng giờ đây được xử lý trực tiếp “trên mây” chứ không phải là trên máy tính của người sử dụng, công ty có thể trì hoãn việc nâng cấp máy tính, kéo dài tuổi thọ của các thiết bị hiện có và tăng cường mức độ tiết kiệm lũy tiến, trong khi người dùng vẫn có được hiệu suất tốt hơn và mức độ bảo mật cao hơn.

Hai công ty này có một điểm chung: Họ đã sử dụng công nghệ điện toán đám mây cho doanh nghiệp để trở nên hiệu quả hơn, tạo ra giá trị mới và cộng tác với nhau theo những cách mới. Họ có thể tập trung công sức vào việc xây dựng các năng lực cốt lõi, chẳng hạn như đáp ứng các yêu cầu đặc biệt của khách hàng hay quản lý hoạt động kinh doanh hằng ngày, nhờ vậy đã tiết kiệm được rất nhiều tiền trong quá trình này.

Hướng dẫn cài đặt máy chủ thư điện tử (Email Server)

Để cài đặt một máy chủ email, có nhiều cách làm, nhiều lựa chọn. Sau đây là một lựa chọn
Đại thể khi gửi, nhận thư điện tử các bước và các phần mềm sau được sử dụng;

 




1. Người gửi thư dùng một trong những phần mềm thư điện tử cá nhân (email client: Outlook, Outlook Express, Thunderbird, KMail, … hoặc các webmail như Gmail, Yahoo Mail, Squirrel Mail,,…) để soạn thư. Các email client còn được gọi là Mail User Agent (MUA).

2. Khi nhấn nút Send, một kết nối theo giao thức SMTP qua cổng 25 được thiết lập với máy chủ mail. Để đảm bảo an toàn, kết nối này có thể dùng các giao thức mã hóa SSL (Secure Socket Layer) hoặc TLS (Transport Layer Security) để mã hóa các thông tin trao đổi giữa email client và máy chủ mail.

3. Username và password của người gửi được một chương trình xác thực (authentication) kiểm tra. Chương trình này thường là OpenLDAP hoặc một cơ sở dữ liệu (MySQL, ….).

4. Nếu kết quả kiểm tra xác nhận người gửi là người đã đăng ký, thư được chuyển cho chương trình Mail Transfer Agent (MTA). Chương trình này có thể là Sendmail, Postfix, Courrier, qmail, v.v…Trước khi nhận, MTA (hoặc một chương trình riêng Mail Submission Agent -MSA) soát, sửa các lỗi của thư (lỗi địa chỉ, ngày tháng, …).

5. MTA sẽ đọc domain trong địa chỉ người nhận (phần bên phải @) rồi hỏi các DNS server trên Internet để tìm địa chỉ máy chủ mail của domain đó theo các MX record đã khai trong DNS server. Khi tìm được, MTA gửi thiết lập kết nối với MTA nhận qua cổng 25.

6. Chương trình xác thực trên máy chủ nhận (OpenLDAP, MySQL, …) sẽ kiểm tra xem người nhận có được đăng ký trên máy đó không. Nếu không, sẽ có báo lỗi 550 về cho người gửi và từ chối nhận thư.

7. Nếu người nhận được xác thực, thư sẽ được tiếp tục kiểm tra virus, spam bằng các chương trình antivirus (ví dụ clamAV), chương trình antispam (ví dụ Spamassasin hoặc Postgrey, …) và quota dung lượng hộp thư người nhận trên máy chủ cũng được kiểm tra xem còn không hay đã đầy. Nếu hộp thư đầy hoặc thư có virus sẽ có mail thông báo cho người gửi và thư bị từ chối.

8. Sau khi kiểm tra mail xong, MTA chuyển giao thư cho phần mềm Mailbox Server qua giao thức LMTP. Tại đây, một phần mềm Mail Delivery Agent sẽ lưu thư vào hộp thư người nhận (Inbox hoặc Spam tùy theo thư có bị đánh dấu là spam hay không).

9. Tại Mailbox Server còn một loạt hoạt động khác được thực hiện: lập chỉ số (index) của thư và file đính kèm bằng Lucent để tìm kiếm nhanh, lưu meta-data của mail vào một cơ sở dữ liệu nào đó, lưu thư theo định dạng mailbox hoặc maildir đã chọn vào một hệ thống file, convert các file đính kèm thành dạng HTML để xem trong trình duyệt, v.v… Các dịch vụ này có thể có hoặc không theo ý đồ của người thiết kế hệ thống mail.

10. Người nhận dùng một phần mềm email client (Outlook, webmail, …) kết nối với máy chủ mail bằng giao thức POP3 hoặc IMAP để đọc thư. Trên máy chủ, phần mềm POP3 hoặc IMAP server (Dovecot, Courrier, …) phụ trách việc kết nối này và tìm thư từ mailbox để chuyển về hoặc hiển thị trên email client. Quá trình kết thúc ở đây.

11. Ngoài ra trên máy chủ Mail server còn có thể có một số thành phần phụ nữa theo ý người cài đặt: webmail, một giao diện quản lý (Administrator consol) thường cũng là giao diện web, phần mềm backup, phần mềm clustering nếu muốn hệ có tính sẵn sàng cao, v.v…Với một hệ thống lớn có thể dùng nhiều máy chủ, thiết lập một cơ chế tự động cân bằng tải, bổ xung hoặc thay thế các máy chủ khi cần.

Thứ Hai, 8 tháng 6, 2015

Những việc cần phải chuẩn bị trước khi thuê chỗ đặt máy chủ (Server)

Chuẩn bị cho thuê chỗ đặt máy chủ giống với việc lên danh sách 1 list các công việc mà bạn cần chuẩn bị để di chuyển đến ngôi nhà mới. Cũng như bạn sẽ xem xét ngôi nhà mới phải có đường đi thuận tiện và gần siêu thị hay trường học thì khi di chuyển thiết bị đến Data Center phải xem xét đến các yếu tố về nguồn điện và băng thông, ngoài ra còn có các yếu tố khác phải xem xét thêm như dịch vụ, hỗ trợ, hạ tầng ….
 




Việc cần quan tâm khi thuê chỗ đặt máy chủ

Điều đầu tiên bạn làm là phải có ý tưởng chung cho dịch vụ bạn cần. Data Center sẽ bán Colocation theo vị trí đặt chỗ và nguồn điện sử dụng, vì vậy bạn cần phải hiểu về số lượng không gian rack (thước đo là 1U, 2U …) cũng như điện năng sử dụng (thước đo là Amps). Nếu bạn không tính toán được những cái trên thì các điều sau sẽ xảy ra.

Một là nếu bạn đánh giá cao nguồn lực cần có thì bạn phải trả chi phí cao cho những gì bạn cần để triển khai giải pháp. Tệ hơn nữa, nếu bạn đánh giá thấp các nguồn lực cần thiết và bạn sẽ phải trả phần chi phí dư thừa cho các giải pháp không làm việc – không phải lỗi của Data Center.

Internet là một trong các ưu tiên hàng đầu khi doanh nghiệp chọn vị trí đặt chỗ. Bạn cần phải chắc chắn về băng thông bạn cần cho các ứng dụng của bạn, nếu không đủ băng thông thì các ứng dụng sẽ chạy chậm (mặc nhiên không phải do phần cứng). Sử dụng ít băng thông cũng giống với việc cố gắng đi quá giới hạn tốc độ trên đường cao tốc trong giờ cao điểm – bạn sẽ cảm thấy bực bội và tệ hại như thế nào. Một sự thay thế mới người ta gọi là “burstable”, tạm hiểu là cho phép bạn sử dụng vượt quá những gì bạn đăng ký.

Phần cứng là một trường hợp nữa, mặc dù trong nhiều trường hợp phần cứng mà bạn mang đến Data Center là một thiết bị hiện đại. Tuy nhiên, tùy thuộc vào nhu cầu phát triển của bạn, bạn nên có tham khảo và tư vấn từ Data Center để họ chọn cho bạn những phần cứng phù hợp và những nhà cung cấp tốt.
Ngoài những thứ như nguồn điện, không gian đặt chỗ, băng thông thì chúng tôi còn cung cấp các dịch vụ như backup, sao lưu dữ liệu, dự phòng nguồn điện, internet để đảm bảo dịch vụ của bạn luôn được thông suốt.

Phân biệt máy chủ ảo thường và máy chủ ảo trên nền điện toán đám mây (Cloud VPS)

 

VPS (Virtual Private Server) Máy chủ ảo: là máy chủ chạy dưới dạng chia sẻ tài nguyên từ một máy chủ vật lý. Máy chủ ảo được hình thành thông qua phương pháp phân vùng một máy chủ vật lý thành nhiều máy chủ ảo khác nhau. Mỗi máy chủ ảo có thể chạy hệ điều hành riêng, CPU, bộ nhớ, ổ cứng lưu trữ... với đầy đủ các tính năng quản lý cao nhất và sử dụng cấu hình riêng biệt .

Cloud VPS: là máy chủ ảo được triển khai trên nền điện toán đám mây, hoạt động trên nhiều kết nối Server vật lý khác nhau. Điều này cho phép bạn có thể truy cập nhanh đến một nguồn cung cấp không giới hạn, môi trường lưu trữ truyền thống các nguồn tài nguyên này thường bị giới hạn trong một server vật lý. Chi phí của bạn được xác định bởi số lượng Node tài nguyên lựa chọn của bạn bao gồm của CPU, RAM, không gian lưu trữ và băng thông hàng tháng.

Các thông số quan trọng của máy chủ ảo (VPS)

VPS hay cloud server hay kể cả máy chủ vật lý (dedicated server) đều có những tiêu chí chung của nó mà ở đây rõ ràng nhất là RAM, CPU, HDD và network. Nhiều người cho rằng, cứ nhiều RAM, CPU, HDD là tốt, điều đó đúng nhưng chưa đủ, cấu hình dịch vụ, lựa chọn thông số sử dụng hợp lý mới đem lại một hệ thống ổn định và bền bỉ, và cái khó ở đây là phải cân đo, đong ,đếm được mức độ sử dụng thực tế chứ không phải chọn 1 gói thừa mứa để lãng phí tiền bạc, đó là nghệ thuật của cả người mua lẫn người bán.




Với nhiều năm kinh nghiệm xây dựng, cài đặt, quản trị các hệ thống máy chủ, tôi đưa ra một vài tiêu chí lựa chọn cho các bạn như sau:

+ CPU, đây là thông số quan trọng nhất, nó quyết định tốc độ xử lý dữ liệu, CPU càng đời mới, khả năng vận hành càng trơn tru, hiện tại E5 2620 đang là 1 CPU mạnh và phổ biến. Các ứng dụng cần nhiều CPU nhất là encode, xử lý Database, web server với những thư viện phức tạp …..VPS chất lượng cao là một lựa chọn tốt cho tất cả mọi người.

+ RAM đóng vai trò quan trọng tiếp theo, thực tế RAM là bộ nhớ để lưu trữ các kết quả tính toán tạm thời mà CPU thực hiện, sau đó nó lại chuyển về CPU xử lý tiếp, thế nên có thể thay RAM bằng HDD bình thường nhưng vì HDD tốc độ bằng 1 phần nghìn RAM nên nó không được sử dụng.

+ HDD đây là thông số mà người dùng rất hay nhầm lẫn vì nghĩ chỉ cần nhiều Gb HDD là được mà quên đi rằng I/O trong HDD mới là quan trọng. CPU tốt, RAM tốt nhưng HDD chậm đồng nghĩa với việc hiệu suất hệ thống không thay đổi. Thực tế, ngoài các server lưu trữ phim, ảnh thì đa phần chỉ cần 80-100Gb HDD là đủ cho rất nhiều ứng dụng chứ không cần đến hàng trăm Gb như những nhà cung cấp khác rao bán, sẽ chẳng để làm gì khi mà người dùng bỏ thừa cả trăm Gb trong khi dữ liệu được load với tốc độ rùa bò. Thông số này giờ được trình diễn dưới dạng IOPs. VPS-SSD là một lựa chọn hợp lý cho những ứng dụng cần tốc độ cao.

+ Network, đây là thông số quan trọng không kém, đường truyền nhanh và ổn định mới tạo ra được dịch vụ tốt. Ngoài những ứng dụng phim, ảnh thì kể cả những website có lượng truy cập lớn, 100Mb là băng thông đủ để tạo ra rất nhiều khách hàng rồi.

+ Hệ điều hành: Linux hay các distro của nó ngốn ít tài nguyên hơn Windows (tuy nhiên từ windows 2008 trở đi, Windows đã có bản server Core với giao diện command, rất nhẹ và không khác gì Linux).

+ Caching: Việc hit thẳng vào HDD (chạy trực tiếp) vừa làm gia tăng khả năng nghẽn cổ chai trong quá trình truyền dữ liệu, vừa làm giảm tuổi thọ của HDD, Caching là giải pháp tuyệt vời để hạn chế cả 2 vấn đề này. Công nghệ này giờ thường có ở các laptop cao cấp.

+ Ứng dụng: Các môi trường giả lập giờ cho phép bất kỳ hệ điều hành nào cũng có thể chạy các platform khác nhau nhưng để tối ưu nhất, hiệu suất và đầy đủ tính năng nhất, Windows chỉ nên chơi với các ứng dụng .NET, Linux dành cho các ứng dụng PHP, Perl, Python hay Ruby on Rails…..VPS-Plesk là sự lựa chọn duy nhất cho Windows hay VPS-Wordpress là lựa chọn không thể tốt hơn cho Linux+PHP+MySQL

+ Tải (Load) thực tế: Đây là vấn đề khó nhất trong việc lựa chọn một cấu hình phù hợp. Không 1 công cụ nào cho ra được phép tính cụ thể, nó phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm và một vài thống kê có sẵn. Chẳng hạn với ứng dụng web, ta cần biết đó là loại web tin tức, web thương mại điện tử hay diễn đàn, bao nhiêu visit/ngày, bao nhiêu pageview/ngày……peak của nó là bao nhiêu, CSDL của web có nhiều không….hệ thống đã được xử lý tối ưu hay chưa, có optimize hay sử dụng caching layer nào không, có proxy hay chế độ san tải nào không….

Máy chủ SSD có những ưu điểm gì vượt trội hơn máy chủ HDD ?

Ổ cứng là một thành phần quan trọng trong máy tính và cả trong hệ thống máy chủ (server). Mọi dữ liệu đều được lưu trữ trong ổ cứng, chúng thường được truy xuất và cần độ an toàn cao. Đối với máy chủ (server) thì ổ cứng lại càng quan trọng hơn, vì nó sẽ lưu trữ một dữ liệu thông tin rất lớn và yêu cầu độ an toàn cao nhất có thể. Nhưng nên lựa chọn ở cứng nào tốt? SSD máy chủ hay HDD máy chủ?

SSD (Solid State Drives) là thuật ngữ chuyên môn chỉ 1 dạng của ổ cứng máy tính còn gọi là ổ cứng thể rắn hay ổ cứng điện tử, SSD sử bộ nhớ flash để lưu trữ các dữ liệu trên máy tính từ đó giúp việc lưu trữ an toàn và bền vững hơn. SSD máy chủ là giải pháp lưu trữ tốc độ cao trên máy.

HDD (Hard Disk Drive) là ổ cứng truyền thống, dữ liệu được lưu trữ trên bề mặt các phiến đĩa tròn (Platters) làm bằng nhôm, thủy tinh hoặc gốm được phủ vật liệu từ tính. HDD có cấu tạo rất đơn giản gồm nhiều tấm kim loại (phiến đĩa) được bao phủ bởi sắt từ xoay quanh một trục cố định.





Cả 2 đều có ưu điểm và khuyết điểm riêng.

Thời gian khởi động ổ đĩa: do SSD máy chủ là ổ cứng điện tử, không có bộ phận chuyển động nên không tốn thời gian chuyển động. Trong khi đó HDD máy chủ là ổ đĩa cơ truyền thống sử dụng các động cơ cơ học để quay các đĩa từ, khi khởi động, ổ đĩa cơ sẽ phải mất từ 1 - 3 giây để khởi động động cơ này.

Thời gian truy cập dữ liệu và độ trễ: SSD máy chủ có tốc độ đọc và ghi dữ liệu nhanh hơn nhiều so với HDD truyền thống, nhanh từ 80 -100 lần.

Độ ồn: các dòng SSD máy chủ hoạt động không gây tiếng động do không có thành phần chuyển động. Còn với HDD máy chủ thì tùy thừng loại và nhãn hiệu mà tạo ra tiếng ồn từ nhỏ đến to.

Độ tin cậy: do HDD hoạt động dựa trên việc đọc ghi trên đĩa quay nên sẽ dễ cáo sai sót khi xảy ra lỗi cơ khí sau nhiều ngàn giờ hoạt động, các phiến đĩa có khả năng hư hỏng. Trong khi đó SSD máy chủ lại có độ tin cậy cao do không có sự chuyển động, nên vấn đề mất dữ liệu khi ổ đĩa bị rung động là không có, không có lỗi về mặt cơ khí.

Điện năng tiêu thụ và tỏa nhiệt: SSD tiêu thụ điện ít hơn ổ HDD từ 30 - 60 % năng lượng, tiết kiệm từ 6 – 10 Watts.

Giá thành: Với nhiều ưu điểm và tính năng vượt trội hơn, SSD vì thế cũng đắt tiền hơn nhiều so với HDD truyền thống. Đây chính là lợi thế cạnh tranh khiến ổ HDD vẫn là lựa chọn chủ yếu của người sử dụng, và giá thành cao cũng là rào cản lớn khiến SSD chưa thể được sử dụng rộng rãi. Loại ổ ghi mới này chủ yếu được sử dụng trong lĩnh vực quân sự và các nghành công nghiệp đòi hỏi sự độ toàn dữ liệu cao.

Thứ Tư, 20 tháng 5, 2015

Điện toán đám mây (Cloud computing) có những loại hình nào ?

Điện toán đám mây (Cloud Computig) sẽ đưa sản phẩm và dịch vụ công nghệ thông tin chất lượng cao đến mọi đối tượng sử dụng, nhanh hơn mà lại tiết kiệm hơn. Chắc chắn thời gian tới Private Cloud và Public Cloud sẽ là xu hướng tất yếu cho Doanh nghiệp nhằm tối ưu hóa hạ tầng CNTT. Bạn muốn biết Private Cloud, Public Cloud là gì? Lợi ích của doanh nghiệp khi dùng công nghệ này sẽ to lớn như thế nào thì hãy tham khảo qua bài viết dưới đây.
 

Public Cloud: Dịch vụ đám mây công cộng

Public Cloud cung cấp cho người dùng một không gian rộng lớn để lưu trữ thông tin dữ liệu, các phần mềm ứng dụng thông qua Internet ví dụ như Google Drive. Khi dùng dịch vụ này thì sẽ không mất khoản chi phí cho cơ sở hạ tầng vì các nó được cung cấp bởi nhà cung cấp dịch vụ. Doanh nghiệp khi sử dụng sẽ không được quyền sở hữu cũng như quản lý hệ thống. Mặc dù công nghệ Public Cloud là vô cùng tiện lợi, nhưng không bảo mật dữ liệu tốt nhất vì những thông tin trên đó được phổ biến cho cộng đồng. Public Cloud giúp đồng bộ dữ liệu làm việc giữa các máy tính và thiết bị di động như laptop, máy tính bảng hay điện thoại thông minh. Có thể truy cập dữ liệu an toàn bất cứ nơi nào trên Internet bằng trình duyệt web với cơ chế mã hóa dữ liệu SSL.

Private Cloud: Đám mây nội bộ

Đối với các doanh nghiệp sử dụng, Private Cloud cung cấp cơ chế đồng bộ hai chiều trên nhiều máy tính đến các chi nhánh. Bất kì sự thay đổi nào trên một chi nhánh thì thông tin sẽ được đồng bộ cho tất cả các chi nhánh khác được biết. Một lợi thế với cơ chế đồng bộ 2 chiều là các chi nhánh trong hệ thống doanh nghiệp khi dùng công nghệ này có quyền truy cập tốc độ cao đến các dữ liệu trong hệ thống, tăng sự linh hoạt trong công việc cũng như khả năng phản ứng nhanh nhạy của cả hệ thống.

Áp dụng ảo hóa trong doanh nghiệp, cần thiết nhưng nên thận trọng


Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ điện toán đám mây, việc triển khai các giải pháp ảo hóa đang được hy vọng sẽ giúp các doanh nghiệp nâng cao độ linh hoạt của hệ thống CNTT và cắt giảm chi phí đầu tư.

Thực tế vẫn còn những khiếm khuyết

Nhưng khi các doanh nghiệp đầu tư cho ảo hóa cũng phải chú ý như dùng thuốc đúng liều lượng. Doanh nghiệp cần tính toán khi sử dụng công nghệ ảo hóa. Thực tế ảo hóa cũng không phải là một “giấc mơ đẹp” với các doanh nghiệp. Không phải tất cả các dữ liệu trên các hệ thống ảo hóa được sao lưu (back up) thường xuyên, vẫn tồn tại sự trùng lặp dữ liệu trên môi trường ảo hóa, có nhiều hệ thống ảo hóa hiện không có các kế hoạch khôi phục khi thảm họa xảy ra…, đó là những khó khăn mà các dự án ảo hóa CNTT đang phải đối mặt.

Những trở ngại đặt ra với doanh nghiệp

Không ít những trở ngại đặt ra với các doanh nghiệp phải đối mặt khi quyết định đến với các dự án ảo hóa nên doanh nghiệp cần tính toán khi sử dụng công nghệ ảo hóa, như ảo hóa có thể giúp tiết kiệm chi phí đầu tư cho máy chủ nhưng lại tiêu tốn chi phí cũng như làm tăng độ phức tạp đối với doanh nghiệp cho các giải pháp lưu trữ (tăng từ 2-8 lần), rồi ảo hóa cũng có nghĩa là cần phải bảo an cho nhiều dữ liệu hơn, bảo vệ an toàn cho cả môi trường vật lý cũng như môi trường ảo hóa. Một điều rất đáng chú ý nữa là tốc độ bảo mật cũng như lưu trữ dữ liệu hiện không nhanh bằng tốc độ ảo hóa, điều đó vô hình chung sẽ tạo ra thêm nhiều lỗ hổng bảo mật và tăng nguy cơ mất an toàn thông tin với các tổ chức, doanh nghiệp.

Doanh nghiệp cần tính toán kỹ lưỡng


Các doanh nghiệp trước khi triển khai các dự án ảo hóa cần phải cân nhắc và giải được bài toán cân đối giữa lợi ích thu được như khả năng quản lý tốt hơn, độ linh hoạt CNTT tăng lên, giảm chi phí đầu tư, chí phí vận hành… với những chi phí đầu tư cho ảo hóa. Các chuyên gia cũng chia sẻ với các doanh nghiệp Việt Nam rằng triển khai ảo hóa phải mang tính chất chiến lược và trên quy mô rộng khắp trên toàn bộ môi trường CNTT của tổ chức, doanh nghiệp, khi đó mới có khả năng phân bổ và cân đối tải trên toàn bộ môi trường CNTT và nâng cao tính uyển chuyển của hệ thống.

Tìm hiểu khái niệm Cloud Desktop

Truy cập máy tính từ xa từ lâu đã là tính năng khá tiện lợi cho tất cả mọi người. Nhưng sự phát triển của nhân loại không chỉ dừng lại ở đó, với sự xuất hiện của Cloud Destop thì chúng ta có thể truy cập vào hệ thống máy tính của mình ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào thông qua một thiết bị bất kì. Cuộc cách mạng Cloud Desktop (Máy tính ảo) đã mang lại cho nhân loại những thành tựu rực rỡ.
 

Cloud Destop là gì?

Đó là toàn bộ hệ thống máy tính được đặt ở trên “mây”. Cuộc cách mạng Cloud Destop giúp chúng ta không cần lúc nào cũng phải mang theo laptop bên người để giải quyết công việc khi ra ngoài nữa. Máy tính của bạn đang ở trên “mây” nên chỉ cần bạn thích hoặc có nhu cầu là có thể truy cập vào ngay. Không cần biết bạn đang ở đâu bạn đều có thể dùng một thiết bị máy tính bất kì để đăng nhập vào Cloud Desktop và truy cập vào máy tính cá nhân của mình như một chiếc máy tính bình thường.

Ứng dụng của Cloud Destop

Tất cả mọi thứ bạn làm trên chiếc máy tính của bạn, bạn có thể làm tương tự như vậy trên bất kì thiết bị nào với Cloud Destop. Bạn hoàn toàn có khả năng truy cập và điều khiển được toàn bộ hệ thống máy tính của bạn từ các hệ điều hành, phần mềm và các thư mục lưu trữ ứng dụng như trên chính máy tính cá nhân của mình ở nhà. Những thông tin dữ liệu quan trọng giờ đây có thể luôn bên cạnh bạn mà bạn không cần phải lúc nào cũng mang nó theo bên mình. Cuộc cách mạng Cloud Destop chính là cuộc cách mạng mang cả thế giới đến với bạn.

Cloud desktop là hiện tại và tương lai

Đồng bộ đã là ngày hôm qua, Cloud desktop là ngày hôm nay và là nền móng cho tương lai mao này. Bạn không cần phải đồng bộ Cloud Desktop của bạn với bất cứ thiết bị điện tử hiện đại nào ngày nay cả. Khi bạn mở Cloud Desktop của bạn, nó vẫn sẽ luôn hiển thị và thao tác như nhau trên bất kì thiết bị nào từ máy tính cá nhân, laptop cho đến các điện thoại thông minh. Tất cả những thứ bạn cần có ở đây chỉ là một trình duyệt được kết nối với mạng Internet để có thể làm được mọi thứ bạn muốn.
Xem thêm: Cloud Hosting là gì? Lợi ích từ dịch vụ Cloud hosting

Đầu tư vào tên miền chính là đầu tư vào thương hiệu cho doanh nghiệp


1. Hãy tạo cảm giác mạnh cho tên miền của website ví dụ như một website ngăn chặn những loài vật gây hại sẽ rất tốt nếu chọn một cái tên như killrats.com (tạm dịch: diệtchuột.com) và tôi đảm bảo là sẽ có nhiều người truy cập.

2. Một quy tắc vàng trong kinh doanh là tập trung đến các đối thủ cạnh tranh và với các tên miền bạn có lợi thế với từ khóa. Bạn có thể chỉ ngăn chặn đối thủ khi họ bị buộc phải trả nhiều tiền cho các từ khóa thứ cấp vì bạn có từ khóa hàng đầu trong tên miền riêng của bạn.

3. Đây là nơi bạn bắt đầu thấy tầm quan trọng của thương hiệu vì có 1 phần của xã hội tiêu dùng sẽ không mua bất cứ thứ gì khác ngoại trừ hàng hiệu từ các tên miền chứa từ khóa đặc trưng cho sản phẩm. Do vậy bạn sẽ có 1 bộ phận của người tiêu dùng sẽ xếp hàng mua sản phẩm của bạn ngay lập tức.

4. Lưu lượng truy cập từ việc gõ tên miền chứa từ khóa sẽ có lợi: Đa số các tên miền chứa từ khóa sẽ nhận được lưu lượng truy cập thường xuyên và một số tên miền thậm chí còn nhận nhiều hơn thế. Có một thực tế cho bạn biết rằng mọi người sử dụng thanh địa chỉ của họ thay vì thanh công cụ tìm kiếm để điều hướng truy cập trên web sẽ có nhiều khả năng mua sắm hơn, vì vậy tỉ lệ chuyển đổi của bạn sẽ được gia tăng.

5. Google, Yahoo, Bing… và phần lớn những công cụ tìm kiếm sẽ giúp người sử dụng của họ bằng việc gửi họ đến các trang liên quan đến tìm kiếm của họ vì vậy từ khóa “digital cameras” sẽ có thể tìm thấy tên miền digitalcameras.com trên trang kết quả tìm kiếm đầu tiên của Google. Kiểu tạo lưu lượng truy cập này sẽ mang đến hàng ngàn khách đến website này.

6. Lưu giữ tên miền của bạn (park your domain): Nếu bạn muốn lưu giữ một chút trước khi bạn phát triển website thì không cần lo lắng vì có rất nhiều cách để thu về các khoản lợi nhuận cao từ tên miền chứa từ khóa đặc trưng.

7. Một khoản đầu tư an toàn: Người ta thấy rằng hơn vài năm qua đầu tư vào các tên miền đặc trưng có những kết quả tốt hơn là đầu tư vào thị trường chứng khoán, bất động sản, trái phiếu. Các vị chủ tịch của các công ty lớn hiện nhận thấy rằng sức mạnh của một tên miền đặc trưng đã làm thay đổi vai trò của nó trong tiếp thị và trở thành vấn đề mấu chốt của các công ty tìm kiếm sự tăng trưởng liên tục.

8. Chi phí hầu như miễn phí: Giá cho tên miền chỉ 10 USD/năm nên bạn sẽ sớm sở hữu được những tên miền chứa từ khóa….Những người sở hữu tên miền chỉ cần tập trung vào các tên miền đặc trưng ví dụ như tên miền chứa tên thương hiệu…

Mô hình hoạt động của máy chủ (Server)

Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, thì bất cứ một doanh nghiệp nào dù lớn hay nhỏ cũng cần thiết lập một máy chủ với băng thông đủ mạnh để xử lý khối lượng công việc lớn chứ không chỉ đơn giản là sử dụng máy tính cá nhân nữa. Do đó, máy chủ đã trở thành một phần không thể thiếu đối với nhiều doanh nghiệp hiện nay. 

 
Mô hình hoạt động của máy chủ

Máy chủ (Server) là một máy tính được nối mạng, có IP tĩnh, có năng lực xử lý cao và trên máy đó người ta cài đặt các phần mềm để phục vụ cho các máy tính khác (máy trạm) truy cập để yêu cầu cung cấp các dịch vụ và tài nguyên. Như vậy về cơ bản máy chủ cũng là một máy tính, nhưng được thiết kế với nhiều tính năng vượt trội hơn, năng lực lưu trữ và xử lý dữ liệu cũng lớn hơn máy tính thông thường rất nhiều. Máy chủ được xem là nền tảng của mọi dịch vụ trên internet, bất kỳ một dịch vụ nào trên internet muốn vận hành cũng đều phải thông qua một máy chủ nào đó.
Khi nào thì cần sử dụng máy chủ
Đa phần các doanh nghiệp hiện nay đều được trang bị máy chủ. Máy chủ là nơi trao đổi dữ liệu, điều hành chung của mạng máy tính. Tùy theo tính chất công việc mà mỗi doanh nghiệp lại sử dụng những chiếc máy chủ có chức năng chuyên dụng riêng. Dựa theo chức năng, công dụng, máy chủ được phân thành các loại như sau:
 
Mô hình hoạt động của máy chủ cơ sở dữ liệu - Database Server

Database Server là máy tính mà trên đó có cài đặt phần mềm Hệ quản trị cơ sở dữ liệu. Chúng ta có thể cài đặt các hệ quản trị cơ sở dữ liệu như: SQL server, MySQL, Oracle…
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu là một ứng dụng cơ bản trên mô hình kiến trúc máy chủ / máy trạm. Ứng dụng được chia làm hai phần, một phần chạy trên một máy trạm (nơi mà người sử dụng tích luỹ và hiển thị thông tin cơ sở dữ liệu) và phần còn lại chạy trên máy chủ, nơi có nghĩa vụ như là kết nối dữ liệu và lưu trữ - được thực hiện.
Máy chủ Web - Web Server

Ý nghĩa các thông số trên RAM của máy chủ


DDR3 SDRAM (gọi tắt là DDR3): là công nghệ ram mới nhất và thông dụng nhất trên thị trường hiện nay, dựa trên thiết kế SDRAM (Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên động đồng bộ - Synchronous Dynamic Random Access Memory), sử dụng tín hiệu xung nhịp để đồng bộ hóa mọi thứ. DDR là viết tắt của Double Data Rate - Tốc độ dữ liệu gấp đôi, có nghĩa là trong một xung nhịp có thể truyền được hai khối dữ liệu, nên tốc độ truyền dữ liệu nhanh gấp đôi.

Capacity:  Là lượng thông tin mà một ram có thể lưu trữ được. Tùy theo từng ram mà có các loại capacity khác nhau như: 2GB, 4GB…

ECC (Error Checking and Correction – kiểm tra và sửa lỗi): đây là thành phần căn bản trong hệ thống máy chủ hiện nay. Có hai loại bộ nhớ ECC là unbuffered ECC và registered ECC. Sự khác nhau căn bản giữa 2 loại module bộ nhớ này là các lệnh truy xuất bộ nhớ đối với bộ nhớ unbuffered ECC là trực tiếp giữa khối điều khiển bộ nhớ và module bộ nhớ trong khi đối với bộ nhớ registered ECC, các lệnh truy xuất trước tiên được gửi đến register chip rồi sau đó mới được gửi đến các module nhớ. Xem thêm So sánh ram UDIMM và RDIMM

Bus: Gồm nhiều dây dẫn điện nhỏ gộp lại, là hệ thống hành lang để dẫn dữ liệu từ các bộ phận trong máy tính (CPU, memory, IO devices). BUS có chứa năng như hệ thống ống dẫn nước, nơi nào ống to thì nước sẽ chạy qua nhiều hơn, còn sức nước mạnh hay yếu là do các bộ phận khác tạo ra. Hiện nay thông dụng là các loại RAM có bus 1333 và 1600, những loại có bus cao hơn thường xuất hiện ở những loại ram cao cấp như ram Supermicro, Ram Hynix,...

CAS (Column Address Strobe) hay còn gọi là Độ trễ (Latency): là thời gian được tính từ khi dòng lệnh được chuyển xuống thanh ram và nó hồi đáp lại cpu.

Refresh Rate - Tần số làm tươi: Ram máy chủ được tạo nên bởi hàng trăm tế bào điện tử, mỗi tế bào này phải được nạp lại điện hàng nghìn lần mỗi giây vì nếu không dữ liệu chứa trong chúng sẽ bị mất. Chính vì vậy các bộ nhớ động cần phải có quá trình nạp lại, quá trình này vẫn thường được chúng ta gọi là “ refresh – làm tươi”.

5 Tiêu chí giúp bạn đánh giá nhà cung cấp dịch vụ cho thuê chỗ đặt máy chủ tốt nhất


Dưới đây sẽ là một số tiêu chí để bạn chọn lựa được nhà cung cấp tốt nhất:
 
1: Trung tâm dữ liệu nằm ở đâu?

Trong khi chọn lọc nhà cung cấp dịch vụ, điều quan trọng là phải biết vị trí nhà cung cấp dịch vụ đó ở đâu. Khi máy chủ của bạn có sự cố cần bộ phận IT của bạn có mặt kịp thời để xử lý thì bạn phải tâm tính khoảng thời gian mà nhân viên của bạn có mặt kịp thời để khắc phục sự cố. Điều đó, đòi hỏi phải tính tình vị trí từ nơi bạn đến nơi đặt máy chủ là Data Center.

Đáp ứng các tiêu chí này bạn có thể tuyển lựa các trọng điểm dữ liệu để thuê chỗ đặt máy chủ nằm trong nội ô như: trọng điểm dữ liệu VDC, FPT, CMC hoặc nếu cần một Trung tâm dữ liệu đề phòng (DRS) có khoảng các với trọng tâm dữ liệu chính từ 20 – 30km bạn có thể lựa chọn IDC Viettel tại khu công nghệ cao Láng Hòa Lạc.
 
2: Vị trí tòa nhà và những POPs có thể đấu nối từ nhà cung cấp khác, tổng dung lượng cáp quang đấu nối?

Có thể trong ngày mai, công việc kinh doanh của công ty bạn phát triển nên cần đến việc phát triển băng thông. Bạn nên đề nghị nhà cung cấp cho biết tiềm năng về công suất đấu nối cáp quang, băng thông. song song hỏi họ về kế hoạch nâng cấp trong tương lai, cũng như thời kì cấp thiết cho việc nâng cấp. Trong quá trình nâng cấp thời gian gián đoạn dịch vụ bao lâu, bạn nên coi xét tuốt luốt những yếu tố này khi chọn nhà cung cấp dịch vụ. Bạn cũng nên đề cấp đến vấn đề hỗ trợ các kết nối mạng đặc biệt với nhà cung cấp dịch vụ Thuê chỗ đặt máy chủ như: đấu nối BGP để dùng IP riêng, đấu nối P2P đến các Telco… vì không phải doanh nghiệp nào cũng có ITer thuần thục việc này.
 
3: thông tin của bạn có được bảo mật từ những xâm nhập có chủ ý và không chủ tâm gây thiệt hại?

Dựa vào nhà cung cấp vị trí đặt chỗ thứ ba thì việc bảo mật những thông tin tài chính và những tài liệu quan yếu của bạn luôn khó khăn vì họ sẽ không bảo đảm được những cam kết cho bạn, bạn phải tự thực hành các biện pháp an ninh chặt chẽ cũng như thực hiện các biện pháp bảo mật khác. hồ hết các nhà cung cấp dịch vụ đặt chỗ luôn kèm theo các biện pháp an ninh nghiêm nhặt cho Data center của mình. chẳng thể thâm nhập nếu không có quyền hoặc không được cho phép đi qua. Ngay cả những KH cũng phải thực hiện một quá trình xác minh và nhận biết đầy đủ để vào Data Center. Trong khi lựa chọn đối tác đặt chỗ, bạn phải đề nghị cung cấp đầy đủ chi tiết an ninh tại vị trí Data center. Nếu nhà cung cấp đích thực thõa mãn bạn về an ninh trước những thâm nhập có chủ ý và không dụng ý thì đấy là nhà cung cấp bạn cần.
 
4: Là một Data Center ổn định và đảm bảo có nguồn điện dự phòng khi mất điện?

Tiếp đến bạn phải tự hỏi về việc đáp ứng fail-over với những cung cấp căn bản. Mất điện có thể ảnh hưởng lớn đến dữ liệu của bạn khi bạn đang thao tác trên nó như bị hỏng hoặc corrupt. Bạn phải hỏi nhà cung cấp về nguồn điện ngừa trong trường hợp mất điện, hãy hỏi chi tiết cụ thể về nó.
 
5. Cơ sở hạ tầng Data Center như thế nào?

Bạn phải có đề nghị tổng thể về cơ sở hạ tầng với đối tác mà bạn thuê chỗ đặt máy chủ. Nếu bạn đang lưu giữ những thông báo mật về doanh nghiệp của bạn thì có bất kỳ thiệt hại nào cũng gây ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp bạn. Bạn phải đảm bảo nhà cung cấp của bạn có thể giải quyết được các tình huống khẩn cấp và giữ an toàn cho dữ liệu của bạn.

Các điểm cần lưu ý khi sử dụng dich vụ thuê chỗ đặt máy chủ


Thuê chỗ đặt máy chủ là gì ?

Với việc thuê chỗ đặt máy chủ, công ty có thể sở hữu, sử dụng và bảo dưỡng thiết bị của riêng mình, nhưng lại được chia sẻ các chi phí điện, làm mát, thông tin liên lạc, và không gian trung tâm dữ liệu với người thuê khác. Thuê chỗ đặt máy chủ là một lựa chọn tốt cho bạn nếu bạn cần kiểm soát hoàn toàn đối với thiết bị của bạn. Điều này có thể là trường hợp nếu bạn phải kiểm soát đến mức độ đó để đáp ứng yêu cầu quản lý, bảo vệ dữ liệu dựa trong ngành của bạn.

Một lý do phổ biến khác để sử dụng thuê chỗ đặt máy chủ là để giải quyết những hạn chế của một trung tâm dữ liệu hiện có. Một cuộc khảo sát trong ngành cho thấy 36% các thiết bị của trung tâm dữ liệu sẽ chẳng mấy chốc hết không gian, hết năng lượng, hay không còn khả năng làm mát. Do đó, thay vì xây dựng một trung tâm dữ liệu mới, bạn có thể tăng thêm trung tâm hiện tại của bạn bằng cách sử dụng không gian tại một cơ sở cho thuê chỗ đặt máy chủ. Ngoài ra, một số khách hàng của chúng tôi sử dụng dịch vụ này để có một trang web thứ cấp cho các mục đích phục hồi thảm họa, tránh phải xây dựng toàn bộ một trung tâm dữ liệu thứ hai.

Hai điểm cần lưu ý với dịch vụ thuê chỗ đặt máy chủ

Đầu tiên là, Thuê chỗ đặt máy chủ vẫn đòi hỏi bạn phải mua các máy chủ, kho lưu trữ, công tắc, và phần mềm của riêng bạn. Thứ hai, thời gian làm việc của các nhân viên IT của bạn vẫn sẽ được thực hiện bằng cách giám sát và quản lý các thiết bị và tiến hành sao lưu và bảo trì. Tuy nhiên, nhiều nhà cung cấp cũng cung cấp các dịch vụ quản lý có thể được tận dụng để theo dõi và quản lý cơ sở hạ tầng của bạn. Hãy tìm một nhà cung cấp mà cung cấp một tùy chọn bản đồ, do đó bạn có thể chọn những chức năng bạn muốn  bên thứ ba quản lý và chức năng nào mà bạn muốn tự kiểm soát.

Giải đáp các thắc mắc về việc đăng ký tên miền (Domain)

Vấn đề mua tên miền, đăng ký tên miền ở đâu và sử dụng tên miền như thế nào có lẽ là một câu hỏi mà nhiều khách hàng muốn tìm được lời giải đáp cho mình, dựa vào những thông tư, văn bản và nghị định của pháp luật, chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc này cho quý khách hàng được rõ hơn.
 

Thủ tục đăng ký tên miền ở đâu và trình tự ra sao: những chủ thế khi dang ky ten mien là cá nhân đang sinh sống trong và ngoài nước hay là một tổ chức muốn đăng ký cũng như sử dụng tên miền có đuôi là .vn sẽ phải thực hiện những thủ tục cũng như chuẩn bị hồ sơ đăng ký tên miền thông qua những nhà cung cấp đăng ký tên miền với đuôi .vn.

Quy định pháp luật về vấn đề đặt tên miền ra sao: tóm gọn vấn đề này các chủ thể sẽ phải đăng ký tên miền không được đi ngược lại những nội dung sau, tên miền không được đi ngược lại hiến pháp của nước Việt nam, không ảnh hưởng hoặc xâm phạm đến những an ninh quốc gia và toàn vẹn vùng lãnh thổ, không ảnh hưởng đến truyền thống cũng như lợi ích quốc gia và chia rẽ dân tộc… cùng với những quy định khác, các bạn có thể tìm hiểu thêm trên mạng Internet.
Chúng ta sẽ phải sử dụng và quản lý tên miền như thế nào:

Đối với những chủ thể là cá nhân thì sẽ phải tuân thủ những quy định về trách nhiệm của cá nhân khi sử dụng tên miền theo thông tư của bộ thông tin và truyền thông. Chủ thể sẽ có nghĩa vụ phải quản lý cũng như theo dõi tình trạng hoạt động và hiệu lực của tên miền mình đã đăng ký.

Đăng ký tên miền ở đâu uy tín chất lượng

Người sử dụng tên miền là cơ quan nhà nước và Đảng: đối với những chủ thế này khi sử dụng tên miền .vn thì phải lưu giữ lại những thông tin ở các máy chủ có IP ở Việt Nam cho những trang thông tin điện tử của mình. Có trách nhiệm sẽ phải đăng ký giữ chỗ với trung tâm Internet quốc giá để bảo vệ tên của mình.

Các tổ chức, cơ quan muốn sử dụng tên miền cấp 2 thì sẽ phải đăng ký với nhà đăng ký tên miền và làm rõ mục đích sử dụng cũng như tuân thủ những quy định nghiệp vụ và sử dụng tên miền cho trung tâm Internet quốc gia ban hành. Chấp hành việc đóng lệ phí cũng như phí duy trì hằng năm chúng hạn định.

Có lẽ bây giờ các bạn đã rõ hơn trong vấn đề đăng ký tên miền ở đâu và sử dụng, quản lý chúng như thế nào là hợp khác rồi, chức các bạn sử dụng tên miền đúng cách và hiệu quả nhất.

Thứ Hai, 18 tháng 5, 2015

Một số thủ thuật tránh tình trạng spam email (Thư rác)


1. Không bao giờ được chia sẻ email quá công khai hoặc trên các trang Web không có nguồn gốc rõ ràng:
Như chúng ta đã biết, các địa chỉ email thường xuyên được thu thập bởi các website phishing, sau đó bán lại cho nhiều người khác. Những website này thường “bẫy” người dùng với những ý tưởng khá hấp dẫn, khiến mọi người tò mò và muốn tìm hiểu như dịch vụ hẹn hò trực tuyến, vay tiền trả góp lãi suất thấp... Tất nhiên, những thứ này đều là giả mạo, và các bạn không nên để lại địa chỉ email trên những website như vậy:

2. Không được truy cập vào bất kỳ đường dẫn nào đã được đánh dấu là Spam – thậm chí là những đường link bỏ đăng ký – Unsubscribe:
Trên thực tế, có khá nhiều dịch vụ email spam không chứa những đường dẫn Unsubscribe, không phải tất cả đều như vậy. Và khi người dùng nhấn vào các đường link Unsubscribe đó, có thể sẽ xảy ra một số vấn đề như sau:

- Đường dẫn đó sẽ bỏ đăng ký của tài khoản khỏi danh sách

- Theo một cách nào đó, hệ thống sẽ xác nhận địa chỉ email của bạn và cho vào danh sách các email có sẵn để bán. Do vậy, thay vì việc nhận những tin nhắn không mong muốn từ bên ngoài thì địa chỉ email của bạn lại được công khai hoặc “rao bán” một cách lộ liễu qua bàn tay của spammer.

3. Tuyệt đối không sử dụng những địa chỉ email bắt đầu bằng admin hoặc webmaster:
Khi khởi tạo thông tin liên lạc của website, các bạn nên hạn chế việc dùng những địa chỉ email có dạng admin@abc.com hoặc webmaster@abc.com. Đơn giản bởi vì những tên này thường được dùng trong nhiều danh sách đã được tạo bằng cách thu thập tên miền, sau đó gán thêm admin@ và webmaster@ vào đằng trước.

4. Không sử dụng dịch vụ cung cấp email mặc định của webhost:
Phần lớn các webhost hỗ trợ nhiều mailbox và 1 địa chỉ email được cung cấp ở chế độ mặc định để giao tiếp, liên lạc với môi trường bên ngoài. Chế độ mailbox mặc định được tạo sẽ nhận toàn bộ email đã được gửi tới domain – cho dù tên đang sử dụng là gì đi chăng nữa. Trong trường hợp website của bạn cho phép người quản trị áp dụng nhiều hơn 1 mailbox thì bạn nên tạo thêm mailbox khác để lưu trữ thông tin, dữ liệu quan trọng và liên lạc riêng.
Và toàn bộ email “hợp pháp” của bạn sẽ được di chuyển vào mailbox vừa tạo đó,

5. Sử dụng dịch vụ Filter có sẵn trong dịch vụ email của bạn:
Một trong những ứng dụng email client được sử dụng nhiều nhất hiện nay là Outlook của Microsoft với nhiều tính năng chặn email Spam có sẵn. Trong đó đáng chú ý nhất là Microsoft Junk E-Mail Filter, bên cạnh đó còn có:

- Junk E-mail Filter
- Safe Senders List
- List of Recipients
- Blocked Senders List
- Automatic Update

Cụ thể, mỗi lần các bạn xác định được 1 địa chỉ người gửi tới là an toàn, hãy gán địa chỉ đó vào Safe Senders List. Cách sử dụng các bộ Filter khác cũng tương tự như vậy.

6. Tạo các Rule riêng biệt dựa theo nhu cầu của người dùng:
Đây là mẹo có thể coi là đơn giản và dễ áp dụng nhất, đó là tạo Rule riêng biệt đối với địa chỉ người gửi, và với cách làm này, các bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được lượng email nhận được từ bên ngoài. Tất cả các email không nằm trong danh sách được phép nhận sẽ chuyển thẳng vào thư mục Junk.

Chọn một web hosting chất lượng như thế nào ?

Một trong những quyết định rất quan trọng mà nhiều doanh nghiệp, cá nhân là lựa chọn dịch vụ web hosting tốt nhất sau khi đăng ký một Tên miền đẹp giá rẻ. Trước khi chọn nhà cung cấp hosting bạn cần xem một số ý kiến sau:


Dung lượng: Mỗi nhà cung cấp có các gói web hosting với dung lượng khác nhau. Do vậy bạn cần chọn nhà cung cấp nào có các gói hosting đáp ứng nhu cầu của bạn. Khi có nhu cầu mở rộng bạn dễ dàng nâng cấp chúng.

Sự ổn định, tốc độ, an toàn:
Tốc độ, độ tin cậy là vô cùng quan trọng cho sự thành công của bất kỳ doanh nghiệp trực tuyến. Trong khi lựa chọn dịch vụ web hosting, bạn cần đảm bảo rằng đó luôn ổn định và an toản. Ngoài ra website truy cập chậm cũng  rất bực bội.  Vì vậy, làm thế nào để bạn biết một công ty hosting là đáng tin cậy hay không?  Từ thông tin phản hồi từ người khác!  Bạn có thể thử truy cập vào trang web của bạn trong nhiều thời gian khác nhau để xem độ ổn định và tốc độ.

Hỗ trợ khách hàng: Nhà cung cấp hosting hỗ trợ như thế nào?  Họ có nhanh chóng hỗ trợ  vấn đề của bạn hay không?  Bạn có thể phụ thuộc vào việc này?.

Giá cả: Giá cả cũng là một trong những yếu tố lựa chọn dịch vụ web hosting tốt nhất.  Nó không nhất thiết phải thật sự đắt tiền là tốt nhất.  Đơn giản chỉ cần so sánh giá cả và các dịch vụ trước khi đăng ký.

Băng thông:
Bạn cũng cần phải xem các gói hosting của nhà cung cấp hosting có đáp ứng được nhu cầu băng thông cho website của bạn không? Nêu bạn sử dụng băng thông quá lớn chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng máy chủ riêng.  Sau cùng bạn cần phải đảm bảo rằng bạn đang nhận được những dịch vụ tốt nhất cho số tiền quý vị đầu tư.

Cách kiểm tra thông tin chủ sở hữu Tên miền (Domain)


Tìm thông tin liên hệ trên website

Cách đơn giản nhất để liên hệ với chủ sở hữu tên miền là truy cập vào chính tên miền đó. Nếu tên miền đó có website đang hoạt động và có thông tin liên hệ thì thật là may mắn cho bạn.
 
Kiểm tra thông tin chủ sở hữu tên miền qua các site chuyên về Whois:

Thông thường các dữ liệu thông tin chủ sở hữu của tên miền là thông tin công khai và cho phép bạn có thể tìm kiếm. Onehost thường hay dùng dịch vụ tra cứu thông tin chủ sở hữu tên miền miễn phí tại trang web: whois.domaintools.com.
Nếu như dữ liệu tên miền được thiết lập ở chế độ riêng tư, bạn cũng có thể gửi thư điện tử ở phần liên hệ quản trị (administrative contact email). Phần lớn các dịch vụ thiết lập tên miền ở chế độ riêng tư sẽ tự động chuyển hướng thư điện tử đến tài khoản của chủ sở hữu tên miền. Một số khác thì yêu cầu bạn phải đến truy cập website cung cấp dịch vụ đặt tên miền ở chế độ riêng tư để liên hệ với chủ sở hữu. Ở bước này đa phần e-mail gửi đi đều được phản hồi từ chủ sở hữu.
 
Sử dụng bộ máy tìm kiếm:

Sử dụng máy tìm kiếm như Google.com/Bing.com… thông thường sẽ giúp ích trong việc tìm thông tin người sở hữu tên miền. Bạn có thể tìm kiếm với các từ khóa lấy từ thông tin tên miền như: số điện thoại, email, tên hoặc địa chỉ, rồi từ đó dò ra thông tin liên hệ của họ.
 
Nhờ chuyên gia đầu cơ tên miền/ tư vấn tên miền giúp đỡ:

Với một chi phí vừa phải tùy theo độ “nóng” của tên miền mà bạn định mua lại, bạn có thể liên hệ với các nhà đăng ký tên miền hoặc sử dụng các dịch vụ tư vấn tên miền của Onehost để các chuyên gia sẽ giúp bạn tìm thông tin về chủ sở hữu tên miền. Các nhà đầu tư tên miền rất giỏi trong việc tìm kiếm thông tin chủ sở hữu tên miền và có thể giúp bạn tìm kiếm thông tin này miễn phí hoặc với một chi phí thấp.

Ví dụ minh họa giúp bạn hiểu rõ hơn về Máy chủ (Server)


Máy chủ hay còn gọi là Server thực ra chỉ là một CPU, nhưng với những chức năng và cấu hình, tính chất khác. Máy chủ lớn hơn CPU, dùng hệ điều hành riêng, nó dùng để làm trung tâm kết nối các máy tính trong một văn phòng, công ty, cơ quan qua lại với nhau và máy chủ cũng là nơi trao đổi dữ liệu, điều hành chung của mạng máy tính, sử dụng chung một máy in, làm Server cho web, webmail...

Ví dụ: Trong một văn phòng có 10 máy tính độc lập, nếu không kết nối lại thì mỗi máy tính muốn in thì phải cần một máy in cho riêng mình, hoặc không thì phải cài driver máy in lên 10 máy tính, rồi mỗi lần in thì tháo máy in ra cắm qua lại với nhau. Cách khác là dùng USB để chép dữ liệu qua máy tính có gắn máy in để in... 
 Nhưng khi dùng Server thì chúng ta không cần phải làm thế, chỉ cần cài máy in lên Server, rồi nối mạng tất cả các máy lại, và tất cả các máy có thể in dễ dàng. Hoặc muốn trao đổi thông tin qua lại với nhau, chỉ cần đưa lên Server một thư mục dữ liệu chung là tất cả các máy trạm có thể dùng. Ngoài ra Server cũng được dùng làm webmail trao đổi với nhau. Server còn được sử dụng để chạy website, một phần mềm chuyên dụng riêng. Nói tóm lại, toàn bộ mạng kết nối máy tính này được gọi là mạng LAN.