Thứ Hai, 18 tháng 5, 2015

Các chi phí cần chuẩn bị khi lập một Website


Cơ bản, để xây dựng và duy trì 1 website thì bạn sẽ tiêu tốn 3 chi phí:

Thứ nhất, chi phí mua và duy trì tên miền.

Vd tenmien.domains, vnexpres.net là những tên miền. Tên miền bạn có thể đăng kí mua qua các đại lý hoặc đăng ký trực tiếp với Bộ công thương. Bạn có thể tham khảo thêm tên miền là gì ở đây

Thứ hai, chi phí hosting.

Bạn có thể tìm hiểu trong bài Hosting là gì? Hoặc cơ bản đó là nơi không gian trên máy chủ lưu trữ có cài các dịch vụ Internet, nơi đó bạn có thể lưu trữ dữ liệu và nội dung trang web để người dùng có thể truy cập 24/7.

Chi phí tên miền và hosting bạn đăng ký 1 lần và phải gia hạn duy trì trong 1 năm. Web hosting bạn có thể thay đổi gói dung lượng và băng thông cho phù hợp với lượng truy cập của website.

Tên miền và hosting thì hầu như ở đâu cũng như nhau, chênh lệch không nhiều. Chi phí tên miền và hosting tốn khoảng 1 triệu đồng.

Thứ ba, chi phí thiết kế website.


Đây là chi phí ban đầu cao nhất của xây dựng website, phụ thuộc vào mức độ phức tạp của website.  Nhiều khách hàng nói web đơn giản thôi, gồm các chuyên mục, bài viết, hình ảnh, videos. Vâng, đó là tất cả nội dung của trang web. Chi phí nào tối thiểu từ 4 triệu đồng cho các công việc thiết kế - lập trình, tìm dữ liệu, bảo trì...

Nếu bạn có thấy những quảng cáo làm website siêu rẻ thì có 2 trường hợp, trường hợp 1 là những công ty làm website hàng loạt, bạn chỉ cần chọn mẫu là có web, có rất nhiều web giống web của bạn; trường hợp 2 thì chỉ là chiêu quảng cáo thôi, của rẻ là của ôi, bạn hãy xác định đúng đắn khi quyết định xây dựng thương hiệu cho mình.

4 Kinh nghiệm cần biết về việc đầu tư và chuyển nhượng tên miền (Domain)


1. Hãy đầu tư đúng
Để có cơ hội cần phải tạo cơ hội. Để tạo cơ hội cần phải đầu tư đúng. Đầu tư đúng như thế nào, các bạn thao khảo thêm ở bài viết trước của mình – Làm thế nào để thu hồi vốn nhanh khi đầu tư tên miền

2. Hãy quản trị được dòng tiền
Đầu tư và kinh doanh tên miền không phải là chiến lược một sớm một chiều mà phải là 5-10 năm. Do đó, việc kiểm soát tài chính trong đầu tư domain là cực kỳ quan trọng. Rất nhiều domainer đã phải trả giá (bỏ ngang việc đầu tư) vì đã không quản trị được nguồn tài chính này.

3. Hãy tiếp cận người mua một cách khôn ngoan
Bạn nghĩ rằng đầu tư tên miền là mua là bán được sao? Trong thế giới thực của domainer không hề có chuyện đó. Bạn phải tiếp thị và tiếp thị liên tục. Nhưng tiếp thị khác với spam. Bạn phải có chiến lược và các bước đi khôn ngoan.

4. Hãy tuân thủ luật chơi của Việt Nam
Bạn rao bán domain tại rất nhiều diễn đàn, mua domain thương hiệu và sử dụng chúng với mục đích xấu, không nắm được quy định của VNNIC – Trung tâm Interner Việt Nam, trong việc chuyển nhượng domain là bạn đã tự làm mất cơ hội của chính mình.
Để chuyển nhượng được tên miền tại Việt Nam, bạn phải quản lý được 1 rủi ro lớn nhất là “Domain chỉ có thể được đăng ký cho chủ mới khi nó đã được ở trạng thái tự do trên hệ thống VNNIC”.

Chủ Nhật, 17 tháng 5, 2015

Kiến thức cơ bản về máy chủ (Server)

Máy chủ (Tiếng anh là Server) là một máy tính được nối mạng, có IP tĩnh, có năng lực xử lý cao và trên máy đó người ta cài đặt các phần mềm để phục vụ cho các máy tính khác (máy trạm) truy cập để yêu cầu cung cấp các dịch vụ và tài nguyên. Như vậy về cơ bản máy chủ cũng là một máy tính, nhưng được thiết kế với nhiều tính năng vượt trội hơn, năng lực lưu trữ và xử lý dữ liệu cũng lớn hơn máy tính thông thường rất nhiều. Máy chủ thường được sử dụng cho nhu cầu lưu trữ và xử lý dữ liệu trong một mạng máy tính hoặc trên môi trường internet. Máy chủ là nền tảng của mọi dịch vụ trên internet, bất kỳ một dịch vụ nào trên internet muốn vận hành cũng đều phải thông qua một máy chủ nào đó.
 
 
Máy chủ thường là những máy chuyên dụng, nghĩa là chúng không thực hiện nhiệm vụ nào khác bên cạnh các nhiệm vụ dịch vụ của chúng. Tuy nhiên, trên các hệ điều hành đa xử lý, một máy tính có thể xử lý vài chương trình cùng một lúc. Một máy chủ trong trường hợp này có thể yêu các chương trình quản lý tài nguyên hơn là một bộ máy tính trọn vẹn.

Nếu bạn không biết tới các chức năng của một máy chủ, nhưng bạn đã từng nghe đến trong quá khứ, có thể bạn sẽ nghĩ về máy chủ như là một chiếc PC bí ẩn thực hiện những nhiệm vụ đáng kinh ngạc và nhìn chung là một hệ thống mở.

Trước khi chúng ta đào sâu nghiên cứu vào hoạt động bên trong của một máy chủ, chúng ta sẽ bắt đầu từ bằng cách bỏ đi cái gì được cho là bí ẩn ở đây. Từ một phối ghép phần cứng, một máy chủ đơn giản chỉ là một máy vi tính trên mạng của bạn, nó được cấu hình để chia sẻ nguồn tài nguyên của nó hoặc là chạy các ứng dụng cho các máy tính khác trên mạng. Bạn có thể có một máy chủ trong khu vực để điều khiển các tập tin hoặc là cơ sở dữ liệu và chia sẻ nó giữa các người sử dụng trong mạng của bạn, hoặc là có một máy chủ được cấu hình để cho phép tất cả các người sử dụng chia sẻ cùng một máy in, hơn là có sẽ có một máy in cho mỗi máy tính các nhân của bạn trong tổ chức.

Điều mà làm cho thuật ngữ máy chủ khó hiểu là do nó có thể liên quan tới cả phần cứng và phần mềm. Do đó, Máy chủ có thể được sử dụng để mô tả một gói phần mềm đặc biệt chạy trên một máy tính... Loại máy chủ và loại phần mềm mà bạn sẽ sử dụng tuỳ thuộc vào loại mạng của bạn. LANs và WANs là các ví dụ, chúng sẽ sử dụng các dịch vụ tập tin và dịch vụ in trong khi mạng internet sẽ sử dụng dịch vụ web. Trong bài viết này chúng tôi cung cấp một cách tổng quan cho một số loại dịch vụ như là các dịch vụ ứng dụng, các dịch vụ cơ sở dữ liệu, dịch vụ mail và các dịch vụ web.

Máy chủ (Server) có những loại nào ?

Có nhiều loại máy chủ có chức năng chuyên dụng và được phân loại theo chức năng, công dụng như: Web server, Database server, FTP server, SMTP server (email sever), DNS sever, DHCP server, máy chủ in ấn,vv... Các máy chủ doanh nghiệp thì được sử dụng để phục vụ cho việc kinh doanh và thương mại
 

Máy chủ Web - Web Server
Máy chủ Web Server là máy tính mà trên đó cài đặt phần mềm phục vụ web, đôi khi người ta cũng gọi chính phần mềm đó là web server. Tất cả các web server đều hiểu và chạy được các file *.htm và *.html. Tuy nhiên mỗi web server lại phục vụ một số kiểu file chuyên biệt chẳng hạn như llS của Microsoft dành cho *.asp, *.aspx…; Apache dành cho *.php…; Sun Java system web server của SUN dành cho *.jsp…

Ở phần lõi của máy chủ web là một dịch vụ web phục vụ nội dung tĩnh cho một trình duyệt bằng cách tải một tập tin từ đĩa và chuyển nó lên mạng, tới một người sử dụng trình duyệt web. Sự trao đổi hoàn toàn này được thực hiện gián tiếp thuông qua một trình duyệt và một máy chủ kết nối tới một thiết bị khác sử dụng HTTP. Bất kỳ máy tính nào cũng có thể vào trong một dịch vụ web bằng cách cài đặt phần mềm dịch vụ và kết nối internet. Trên mạng có rất nhiều các phần mềm ứng dụng dịch vụ web, bao gồm các phầm mềm cung cấp tên miền từ NCSA và Apache, và các phần mềm thương mại của Microsoft, Netscape và của nhiều hãng khác.

Máy chủ cơ sở dữ liệu - Database Server

Máy chủ Database Server là máy tính mà trên đó có cài đặt phần mềm Hệ quản trị cơ sở dữ liệu. Chúng ta có hệ quản trị CSDL chẳng hạn như: SQL server, MySQL, Oracle…

Một dịch vụ cơ sở dữ liệu là một ứng dụng cơ bản trên mô hình kiến trúc máy chủ / máy trạm. Ứng dụng được chia làm hai phần. một phần chạy trên một máy trạm (nơi mà người sử dụng tích luỹ và hiển thị thông tin cơ sở dữ liệu) và phần còn lại chạy trên máy chủ, nơi có nghĩa vụ như là kết nối dữ liệu và lưu trữ - được thực hiện.

Máy chủ FTP  - FTP Server

Máy chủ FTP server: FTP (viết tắt của File Transfer Protocol dịch ra là "Giao thức truyền tập tin") thường được dùng để trao đổi tập tin qua mạng lưới truyền thông dùng giao thức TCP/IP (chẳng hạn như Internet - mạng ngoại bộ - hoặc intranet - mạng nội bộ). Hoạt động của FTP cần có hai máy tính, một máy chủ và một máy khách). Máy chủ FTP, dùng chạy phần mềm cung cấp dịch vụ FTP, gọi là trình chủ, lắng nghe yêu cầu về dịch vụ của các máy tính khác trên mạng lưới. Máy khách chạy phần mềm FTP dành cho người sử dụng dịch vụ, gọi là trình khách, thì khởi đầu một liên kết với máy chủ.

Một dịch vụ FTP là một phần mềm ứng dụng chạy giao thức truyền dẫn file, giao thức này trao đổi các tập tin qua mạng internet. FTP làm việc tương tự như cách mà HTTP làm, truyền các trang web từ một máy chủ tới một người sử dụng trình duyệt, và SMTP dùng cho việc gửi các thư điện tử qua mạng internet. Cũng giống như các công nghệ này, FTP sửu dụng giao thức TCP/IP của internet để có thể truyền dữ liệu. FTP được sử dụng rộng rãi để tải về một tập tin từ một máy chủ sử dụng internet hoặc ngược lại (chẳng hạn tải một trang web lên máy chủ). 


Máy chủ thư điện tử - SMTP server
SMTP server: SMTP (Simple Mail Transfer Protocol - giao thức truyền tải thư tín đơn giản) là một chuẩn truyền tải thư điện tử qua mạng Internet. SMTP server là máy chủ giúp bạn gửi mail đến các địa chỉ email khác trên internet.

Hầu hết các dịch vụ web và mail chuyển và lưu trữ mail trên mạng tổng và đưa qua internet. Ngày nay hầu hết mọi người nghĩ rằng dịch vụ mail là thuật ngữ viết tắt của internet. Tuy nhiên các dịch vụ mail được phát triển trước tiên trên trên nền chung của mạng internet.( LANs và WANs).

Máy chủ DNS - DNS Server

DNS Server là máy chủ phân giải tên miền. Mỗi máy tính, thiết bị mạng tham gia vào mạng Internet đều kết nối với nhau bằng địa chỉ IP (Internet Protocol). Để thuận tiện cho việc sử dụng và dễ nhớ ta dùng tên (domain name) để xác định thiết bị đó. Hệ thống tên miền DNS (Domain Name System) được sử dụng để ánh xạ tên miền thành địa chỉ IP.

Máy chủ DHCP  - DHCP Server

DHCP server: DHCP (Dynamic Host Configuration Protocol - giao thức cấu hình động máy chủ) là một giao thức cấu hình tự động địa chỉ IP. Máy tính được cấu hình một cách tự động vì thế sẽ giảm việc can thiệp vào hệ thống mạng. DHCP server là máy chủ có cài đặt dịch vụ DHCP, nó có chức năng quản lý sự cấp phát địa chỉ IP động và các dữ liệu cấu hình TCP/IP. Ngoài ra còn có nhiệm vụ trả lời khi DHCP Client có yêu cầu về hợp đồng thuê bao.

Máy chủ ứng dụng – Applications Server

Nó còn được gọi là AppServer. Là một chương trình mà điều khiển tất cả các hoạt động ứng dụng giữa những người sử dụng và các ứng dụng tầng cuối của một tổ chức doanh nghiệp hoặc là các cơ sở dữ liệu. Các dịch vụ ứng dụng điển hình được sử dụng điển hình cho các ứng dụng liên hợp giao dịch cơ bản. Để hỗ trợ yêu cầu cao, một dịch vụ ứng dụng phải có sự dư thừa bên trong, điều khiển cho khả năng xuất hiện cao, trình diễn mức độ cao, phân bố các dịch vụ ứng dụng và hỗ trợ liên kết truy cập cơ sở dữ liệu.

Máy chủ in – Printer Server

Dịch vụ in được cài đặt trên một mạng để định tuyến các yêu cầu in từ các máy tính trạm của mạng đó. Các máy chủ điều khiển in tập tin yêu cầu và gửi tập tin đó tới máy in được yêu cầu - Một dịch vụ in cho phép nhiều nguời cùng sử dụng một máy in trên mạng.

Máy chủ Proxy

Đó là một máy chủ đứng giữa một ứng dụng, như là một trình duyệt web, và một máy chủ thực sự. Nó ngăn chặn tất cả các yêu cầu tới máy chủ thật nếu nó có khả năng trả lời đầy đủ các yêu cầu, nếu không nó sẽ chuyển các yêu cầu tới máy chủ thật. Các máy chủ uỷ nhiệm có hai mục đích chính: Có thể tăng linh động cho các hoạt động của các nhóm người sử dụng, là vì nó lưu trữ kết quả của tất cả các yêu cầu cho một lượng thời gian nào đó. Các máy chủ uỷ nhiệm cũng yêu cầu lọc để khoá hoặc là không cho phép một kết nối đặc biệt nào đó yêu cầu ra hoặc vào máy chủ.

Server (Máy chủ) là gì ? Ưu điểm của nó như thế nào ?


Khái niệm về máy chủ ( server):

Máy chủ là một loại máy nhận chuyển, hoặc lưu giữ các dữ liệu, chương trình bằng cách liên kết với các máy tính thông qua mạng internet.
Tại máy chủ cho thuê, nhiều người dùng (user) có thể sử dụng chung máy chủ được quản lý bởi công ty máy chủ.
Khi lập trang chủ, nhất định phải cần đến máy chủ, và nhờ vào việc có máy chủ mà có thể hiển thị trang chủ một cách ổn định. Khi lập trang chủ, thông thường phải ký hợp đồng với công ty kinh doanh máy chủ cho thuê.
Đối với mỗi máy chủ đều được quy định về tốc độ xử lý và phạm vi có thể đáp ứng. Bạn hãy lựa chọn một cách khôn ngoan loại máy chủ

Ưu điểm và nhược điểm của máy chủ cho thuê


Để sử dụng máy chủ, nếu phân chia ra sẽ có hai hướng lựa chọn lớn, đó là “tự mình mua” hoặc “đi thuê”. Máy chủ cho thuê có ưu điểm là có thể sử dụng với lượng tiền ít do thuê máy chủ được quản lý bởi công ty.
Có thể giảm thiểu được rủi ro bị tạm dừng server trong thời gian dài vì thiên tai hay sự cố, và có thể hạn chế thời gian, chi phí nhân công cho việc quản lý do việc bảo quản, quản lý được công ty kinh doanh máy chủ tiến hành thực hiện.

Về nhược điểm, do có nhiều người sử dụng máy chủ, vì vậy có trường hợp hiệu suất bị giảm bởi người dùng khác.
Việc quản lý máy chủ sẽ khác nhau, tùy vào từng công ty kinh doanh máy chủ. Do đó, chúng tôi khuyên nên sử dụng dịch vụ của các

Case server (máy chủ) có những loại nào ?

Trong các linh kiện máy chủ case server không phải là linh kiện quan trọng như CPU server hay RAM server , Mainboard server … nhưng 1 hệ thống máy chủ nếu thiếu đi case server thì tất cả các linh kiện khác của máy chủ sẽ không được bảo vệ, sẽ dễ dàng bị hư hại hay các tác nhân bên ngoài ảnh hưởng. Vậy case server là gì và có những loại nào ?
 

1. Case server là gì ?
Case server (hay còn được gọi là chassis, chassis server, chassis máy chủ) là thùng máy, nó dùng để bảo vệ các thiết bị phần cứng (Ram, CPU, HDD, Main…) bên trong máy. Đối với máy tính PC thông thường người dùng gọi nó là Case, với máy chủ (server) gọi là Chassis server hay Case server. Không giống như máy PC chỉ cần có 1 case, hệ thống server của nhiều doanh nghiệp tùy theo quy mô sẽ đòi hỏi quy mô và kích thước case server đa dạng.

Case server có 3 dạng chính  là Tower Server, Rack-mount Server và Blade Server được phân biệt rõ ràng bởi kích thước hình dạng và kích thước của thùng máy. Chassis server có dạng nằm ngang là Rack Mount , dạng đứng hay dạng tháp là Tower server , Blade server được thiết kế cho việc triển khai hệ thống server dày đặc.

Cụ thể:
Tower: đây là thùng máy dạng đứng kiểu truyền thống, giống như các case cho PC.

Rack-mount: các rack-mount này thường nằm ngang, có nhiều giá đỡ bên trong, nhiều kích thước tiêu chuẩn và có thể kéo ra lắp vào dễ dàng như một hộc tủ.

Blade: đây là một kiến trúc mới thay thế cho những thiết kế máy chủ truyền thống như loại tower hoặc rack-mount. Blade được thiết kế theo kiểu mô-đun, gọn nhẹ và lắp ráp dễ dàng.

2. Có những loại case server nào ?
Để đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp case server được chia thành nhiều loại như 1U, 2U, 3U, 4U. Vậy U là gì và được sự khác nhau về case server 1U, 2U, 3U, 4U.
U là đơn vị được đặt theo tiêu chuẩn Châu Âu, đây là đơn vị thông dụng mà các nhà sản xuất quy ước dùng để đo chiều cao của thiết bị nhằm tạo sự thuận tiện cho người dùng cũng như nhà sản xuất trong việc đo kích thước các sản phẩm kỹ thuật. Đơn vị U trong server được sử dụng trong các thiết bị chassis server, switch, hub, router, server... dành cho doanh nghiệp (không phải loại dành cho gia đình, văn phòng nhỏ).

1U = 1,75 inch = 4,45 cm (1 inch = 2,54cm)

Trong case server ,1U là đơn vị nhỏ nhất, dựa trên kích thước của thùng máy đo theo W, H, D với Width=bề rộng, Height=Bề cao, Depth=Chiều sâu. W và H đều giống nhau giữa các U và các hãng chỉ phân biệt nhau bởi chiều sâu. Case server chia ra nhiều loại dựa trên kích thước tính theo đơn vị U máy chủ (1U, 2U, 3U, 4U, 5U, 6U, 7U…) trong đó thông dụng nhất là Case server 1U, 2U, 3U và 4U hay còn gọi là máy chủ 1U, máy chủ 2U, máy chủ 3U, máy chủ 4U.

Thường case server 1U có thể có từ 3 đến 6 khe cắm ổ cứng còn case  server 4U có thể có từ 6 đến 10 khe cắm ổ cứng.


3. Nên chọn nào loại nào ?
Có nhiều loại case server như vậy doanh nghiệp, tổ chức cần cân nhắc nhu cầu của mình để lựa chọn được loại case server phù hợp. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các tổ chức hay các chi nhánh văn phòng có khoảng 1 hay 2 server thì chỉ cần sử dụng case server loại Tower là được. Dạng này thường được thiết kế để giảm thiểu chi phí nhưng vẫn cung cấp cho các doanh nghiệp có cảm giác quen thuộc như việc sử dụng case PC thông thường.

Đối với các doanh nghiệp có hạ tầng server lớn hơn, cần lắp ráp server sao cho gọn nhẹ và không chiếm quá nhiều không gian làm việc thì việc sử dụng case server kiểu Rack-mount là hợp lý nhất. Bởi vì kiểu case server này thường được thiết kế với khả năng linh hoạt cao, nhỏ gọn, tiết kiệm không gian và dễ sử dụng.

Ngoài ra, nếu là các doanh nghiệp có sử dụng hệ thống server dày đặt, thì tốt hơn hết doanh nghiệp nên sử dụng case server loại Blade có kiến trúc mới này. Blade case có thể dùng chung nguồn điện và hệ thống làm mát, nhờ vậy máy chủ sẽ có kích thước nhỏ gọn, mạnh và rẻ tiền hơn những hệ thống máy chủ truyền thống. Bên cạnh đó, nó cũng cung cấp một sức mạnh nền tảng để quản lý mạng lưới và hạ tầng làm mát cho nhiều server một cách hiệu quả.
Ngoài ra để tiện lợi và tiết kiệm không gian cho việc để máy chủ các hãng còn sản xuất ra các loại tủ rack để đặt các case server. Cũng giống như case server, tủ Rack cũng có nhiều loại tùy theo nhu cầu sử dụng như tủ Rack 6U, 15U, 36U, 42U…

Ý nghĩa các thông số trên Ram

So với CPU thì RAM cũng là bộ phận quan trọng không kém và cũng nhận được sự quan tâm từ nhiều người dùng không thua gì CPU. Vì vậy, bài viết lần này hy vọng sẽ mang lại nhiều nhiều thông tin bổ ích đủ để giải đáp những thắc mắc xung quanh RAM server. Ngoài ra còn giúp người dùng hiểu về ý nghĩa các thông số trên một RAM server theo một cách đơn giản nhất.
 

RAM server là gì ?

Ram server  hay còn được gọi là bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên. RAM là nơi lưu trữ các chỉ lệnh của CPU, những ứng dụng đang hoạt động hay những dữ liệu mà CPU cần. Đây là linh kiện quyết định số lượng và kích cỡ chương trình  được chạy hay xử lý vào cùng một lúc cũng như lượng dữ liệu có thể truyền tải, xử lý ngay tức thời.

Ý nghĩa các thông số trên RAM server


DDR3 SDRAM (gọi tắt là DDR3): là công nghệ ram mới nhất và thông dụng nhất trên thị trường hiện nay, dựa trên thiết kế SDRAM (Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên động đồng bộ - Synchronous Dynamic Random Access Memory), sử dụng tín hiệu xung nhịp để đồng bộ hóa mọi thứ. DDR là viết tắt của Double Data Rate - Tốc độ dữ liệu gấp đôi, có nghĩa là trong một xung nhịp có thể truyền được hai khối dữ liệu, nên tốc độ truyền dữ liệu nhanh gấp đôi.

Capacity:  Là lượng thông tin mà một ram có thể lưu trữ được. Tùy theo từng ram mà có các loại capacity khác nhau như: 2GB, 4GB…
ECC (Error Checking and Correction – kiểm tra và sửa lỗi): đây là thành phần căn bản trong hệ thống máy chủ hiện nay. Có hai loại bộ nhớ ECC là unbuffered ECC và registered ECC. Sự khác nhau căn bản giữa 2 loại module bộ nhớ này là các lệnh truy xuất bộ nhớ đối với bộ nhớ unbuffered ECC là trực tiếp giữa khối điều khiển bộ nhớ và module bộ nhớ trong khi đối với bộ nhớ registered ECC, các lệnh truy xuất trước tiên được gửi đến register chip rồi sau đó mới được gửi đến các module nhớ. 

Bus: Gồm nhiều dây dẫn điện nhỏ gộp lại, là hệ thống hành lang để dẫn dữ liệu từ các bộ phận trong máy tính (CPU, memory, IO devices). BUS có chứa năng như hệ thống ống dẫn nước, nơi nào ống to thì nước sẽ chạy qua nhiều hơn, còn sức nước mạnh hay yếu là do các bộ phận khác tạo ra. Hiện nay thông dụng là các loại RAM có bus 1333 và 1600, những loại có bus cao hơn thường xuất hiện ở những loại ram cao cấp như ram Supermicro, Ram Hynix,...
CAS (Column Address Strobe) hay còn gọi là Độ trễ (Latency): là thời gian được tính từ khi dòng lệnh được chuyển xuống thanh ram và nó hồi đáp lại cpu.

Refresh Rate - Tần số làm tươi: Ram máy chủ được tạo nên bởi hàng trăm tế bào điện tử, mỗi tế bào này phải được nạp lại điện hàng nghìn lần mỗi giây vì nếu không dữ liệu chứa trong chúng sẽ bị mất. Chính vì vậy các bộ nhớ động cần phải có quá trình nạp lại, quá trình này vẫn thường được chúng ta gọi là “ refresh – làm tươi”.

So sánh công nghệ SSD và HDD ?

Với chuẩn giao tiếp Sata 3 mới nhất hiện nay (băng thông 6Gpbs), những ổ SSD server có thể đạt tốc độ đọc và ghi rất nhanh, lên đến hơn 500MB/giây. Đây chính là giải pháp tăng tốc vượt trội cho các doanh nghiệp đang muốn cải thiện hiệu suất công việc.
 

Sự khác nhau cơ bản giữa SSD server và HDD server ?
Cấu tạo

HDD (Hard Disk Drive) server là ổ cứng truyền thống, dữ liệu được lưu trữ trên bề mặt các phiến đĩa tròn (Platters) làm bằng nhôm, thủy tinh hoặc gốm được phủ vật liệu từ tính. Ổ đĩa cứng HDD là loại bộ nhớ "non-volatile" giống như ổ cứng thể rắn SSD nhưng có cấu trúc hoàn toàn khác. Cấu trúc dữ liệu của ổ cứng HDD được phân chia thành Track (rãnh từ), Sector (cung từ), Cluster (liên cung).

SSD (Solid State Drive) server là một loại ổ cứng thể rắn, được nghiên cứu và chế tạo nhằm cạnh tranh với các ổ cứng HDD truyền thống. Là loại ổ cứng được cấu thành từ nhiều chip nhớ Non-volatile memory chip (chip nhớ không thay đổi), ổ cứng SSD ghi và lưu dữ liệu trong các chip flash, nhờ vậy việc truy xuất dữ liệu gần như được diễn ra ngay tức khắc cho dù ổ cứng có bị phân mảnh sau một thời gian sử dụng.

Tuổi thọ

Ổ cứng là một thành phần quan trọng trong máy tính và cả trong hệ thống máy chủ (server). Mọi dữ liệu đều được lưu trữ trong ổ, việc mất đi nhiều dữ liệu quý giá của người sử dụng có thể xem là một sự cố hết sức nguy hiểm. Với ổ cứng HDD server, một thiết bị cơ điện tử, phần cơ qua năm tháng vận hành sẽ mòn dần và dẫn đến sự cố. Thời gian làm việc tối ưu đối với ổ cứng HDD là khoảng 4 năm.

Nhưng ổ ứng SSD server thì lại khác. Các chip nhớ flash thông thường có thể ghi/xóa 300.000 lần và với loại chip nhớ flash tốt nhất tuổi thọ lên đến 1.000.000 lần ghi/xóa. Bên cạnh đó, các nhà sản xuất ổ SSD server cũng sử dụng nhiều giải pháp khác để kéo dài tuổi thọ. Vì thế, một ổ cứng SSD server có thể sử dụng tốt trong nhiều năm.
 

Kích thước
Được phát triển và sản xuất với mục đích dần thay thế cho ổ cứng HDD truyền thống nên ổ SSD cũng được chuẩn hoá thành 6 loại là: 5,25 inch dùng trong các máy tính các thế hệ trước. 3,5 inch dùng cho các máy tính cá nhân, máy trạm, máy chủ. 2,5 inch dùng cho máy tính xách tay. 1,8 inch hoặc nhỏ hơn dùng trong các thiết bị kỹ thuật số cá nhân và PC Card. 1,0 inch dùng cho các thiết bị siêu nhỏ (micro device). Ngoài kích thước thì trọng lượng của ổ SSD server cũng được đánh giá là nhẹ hơn so với ổ HDD server.
 
Độ tin cậy


Do HDD server hoạt động dựa trên việc đọc ghi trên đĩa quay nên sẽ dễ có sai sót khi xảy ra lỗi cơ khí sau nhiều ngàn giờ hoạt động, các phiến đĩa có khả năng hư hỏng. Trong khi đó SSD server không có sự chuyển động, nên vấn đề mất dữ liệu khi ổ đĩa bị rung động là không có, không có lỗi về mặt cơ khí. Đặc biệt ổ SSD server còn có thể lưu trữ được trong môi trường khắc nghiệt với nhiệt độ từ - 60oC đến + 95oC.

Điện năng tiêu thụ và tỏa nhiệt
SSD tiêu thụ điện ít hơn ổ HDD từ 30 - 60 % năng lượng, tiết kiệm từ 6 – 10 Watts do không cần thêm điện năng để làm quay các phiến đĩa và dịch chuyển đầu đọc/ghi. Chính vì vậy đây là lựa chọn phù hợp cho các server lưu trữ dữ liệu, thêm vào đó còn tiết kiệm hơn khi không cần đến các hệ thống tản nhiệt, làm mát tốn kém.

Giá thành
 

Với nhiều ưu điểm và tính năng vượt trội hơn, SSD server vì thế cũng đắt tiền hơn nhiều so với HDD server truyền thống. Đây chính là lợi thế cạnh tranh khiến ổ HDD server vẫn là lựa chọn chủ yếu của người sử dụng, và giá thành cao cũng là rào cản lớn khiến SSD server chưa được sử dụng rộng rãi. Loại ổ ghi mới này chủ yếu được sử dụng trong lĩnh vực quân sự và các nghành công nghiệp đòi hỏi sự độ toàn dữ liệu cao. Các nhà phân tích đã nhận định, khoảng cách về giá giữa ổ đĩa cứng HDD server truyền thống và ổ cứng thể rắn SSD server mới sẽ ngày càng thu hẹp.

So sánh tốc độ giữa SSD server và HDD server ?
HDD server


Do SSD server là ổ cứng điện tử, không có bộ phận chuyển động nên không tốn thời gian chuyển động. Trong khi đó HDD máy chủ là ổ đĩa cơ truyền thống sử dụng các động cơ cơ học để quay các đĩa từ, khi khởi động, ổ đĩa cơ sẽ phải mất từ 1 - 3 giây để khởi động động cơ này.

Thời gian truy cập dữ liệu và độ trễ: thời gian truy nhập trung bình của ổ SSD server là từ 3,5 - 10 micro giây còn ổ HDD server mất 5 - 10 mili giây. Dễ nhận thấy, tốc độ ổ SSD server nhanh hơn ổ HDD server đến cả trăm lần. Với chuẩn giao tiếp Sata 3 hiện nay (băng thông 6Gpbs), những ổ SSD server có thể đạt tốc độ đọc và ghi rất nhanh, lên đến hơn 500MB/giây.

Tìm hiểu công dụng và chức năng của các loại máy chủ (Server)

Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, thì bất cứ một doanh nghiệp nào dù lớn hay nhỏ cũng cần thiết lập một máy chủ với băng thông đủ mạnh để xử lý khối lượng công việc lớn chứ không chỉ đơn giản là sử dụng máy tính cá nhân nữa. Do đó, máy chủ đã trở thành một phần không thể thiếu đối với nhiều doanh nghiệp hiện nay. 


Vai trò của máy chủ trong doanh nghiệp

Máy chủ (Server) là một máy tính được nối mạng, có IP tĩnh, có năng lực xử lý cao và trên máy đó người ta cài đặt các phần mềm để phục vụ cho các máy tính khác (máy trạm) truy cập để yêu cầu cung cấp các dịch vụ và tài nguyên. Như vậy về cơ bản máy chủ cũng là một máy tính, nhưng được thiết kế với nhiều tính năng vượt trội hơn, năng lực lưu trữ và xử lý dữ liệu cũng lớn hơn máy tính thông thường rất nhiều. Máy chủ được xem là nền tảng của mọi dịch vụ trên internet, bất kỳ một dịch vụ nào trên internet muốn vận hành cũng đều phải thông qua một máy chủ nào đó.
Khi nào thì cần sử dụng máy chủ
Đa phần các doanh nghiệp hiện nay đều được trang bị máy chủ. Máy chủ là nơi trao đổi dữ liệu, điều hành chung của mạng máy tính. Tùy theo tính chất công việc mà mỗi doanh nghiệp lại sử dụng những chiếc máy chủ có chức năng chuyên dụng riêng. Dựa theo chức năng, công dụng, máy chủ được phân thành các loại như sau:

Máy chủ cơ sở dữ liệu - Database Server

Database Server là máy tính mà trên đó có cài đặt phần mềm Hệ quản trị cơ sở dữ liệu. Chúng ta có thể cài đặt các hệ quản trị cơ sở dữ liệu như: SQL server, MySQL, Oracle…
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu là một ứng dụng cơ bản trên mô hình kiến trúc máy chủ / máy trạm. Ứng dụng được chia làm hai phần, một phần chạy trên một máy trạm (nơi mà người sử dụng tích luỹ và hiển thị thông tin cơ sở dữ liệu) và phần còn lại chạy trên máy chủ, nơi có nghĩa vụ như là kết nối dữ liệu và lưu trữ - được thực hiện.

Máy chủ Web - Web Server

Máy chủ Web Server là máy tính mà trên đó cài đặt phần mềm phục vụ web, đôi khi người ta cũng gọi chính phần mềm đó là web server. Tất cả các web server đều hiểu và chạy được các file *.htm và *.html. Tuy nhiên mỗi web server lại phục vụ một số kiểu file chuyên biệt chẳng hạn như llS của Microsoft dành cho *.asp, *.aspx…; Apache dành cho *.php…; Sun Java system web server của SUN dành cho *.jsp…
Hiện nay, có rất nhiều phần mềm ứng dụng dịch vụ web như: phần mềm cung cấp tên miền từ NCSA và Apache, phần mềm thương mại của Microsoft, Netscape và nhiều hãng khác cho phép các khách (Client) truy cập và xem thông tin được cung cấp bởi trình chủ Web (Web Server).

Máy chủ FTP  - FTP Server

FTP (File Transfer Protocol - Giao thức truyền tập tin) thường được dùng để trao đổi tập tin qua mạng lưới truyền thông dùng giao thức TCP/IP (chẳng hạn như Internet - mạng ngoại bộ - hoặc intranet - mạng nội bộ). Hoạt động của FTP cần có hai máy tính, một máy chủ và một máy khách). Máy chủ FTP, dùng chạy phần mềm cung cấp dịch vụ FTP, gọi là trình chủ, lắng nghe yêu cầu về dịch vụ của các máy tính khác trên mạng lưới. Máy khách chạy phần mềm FTP dành cho người sử dụng dịch vụ, gọi là trình khách, thì khởi đầu một liên kết với máy chủ.
Một dịch vụ FTP là một phần mềm ứng dụng chạy giao thức truyền dẫn file, giao thức này trao đổi các tập tin qua mạng internet. FTP làm việc tương tự như cách mà HTTP làm, truyền các trang web từ một máy chủ tới một người sử dụng trình duyệt, và SMTP dùng cho việc gửi các thư điện tử qua mạng internet. Cũng giống như các công nghệ này, FTP sử dụng giao thức TCP/IP của internet để có thể truyền dữ liệu. FTP được sử dụng rộng rãi để tải về một tập tin từ một máy chủ sử dụng internet hoặc ngược lại (chẳng hạn tải một trang web lên máy chủ).

Máy chủ thư điện tử - SMTP server

SMTP (Simple Mail Transfer Protocol - giao thức truyền tải thư tín đơn giản) là một chuẩn truyền tải thư điện tử qua mạng Internet. SMTP server là máy chủ giúp bạn gửi mail đến các địa chỉ email khác trên internet.
Hầu hết các dịch vụ web và mail chuyển và lưu trữ mail trên mạng tổng và đưa qua internet. Ngày nay hầu hết mọi người nghĩ rằng dịch vụ mail là thuật ngữ viết tắt của internet. Tuy nhiên các dịch vụ mail được phát triển trước tiên trên nền chung của mạng internet.( LANs và WANs).

Máy chủ DNS - DNS Server

DNS Server là máy chủ phân giải tên miền. Mỗi máy tính, thiết bị mạng tham gia vào mạng Internet đều kết nối với nhau bằng địa chỉ IP (Internet Protocol). Để thuận tiện cho việc sử dụng và dễ nhớ ta dùng tên (domain name) để xác định thiết bị đó. Hệ thống tên miền DNS (Domain Name System) được sử dụng để ánh xạ tên miền thành địa chỉ IP.

Máy chủ DHCP  - DHCP Server


DHCP server: DHCP (Dynamic Host Configuration Protocol - giao thức cấu hình động máy chủ) là một giao thức cấu hình tự động địa chỉ IP. Máy tính được cấu hình một cách tự động vì thế sẽ giảm việc can thiệp vào hệ thống mạng. DHCP server là máy chủ có cài đặt dịch vụ DHCP, nó có chức năng quản lý sự cấp phát địa chỉ IP động và các dữ liệu cấu hình TCP/IP. Ngoài ra còn có nhiệm vụ trả lời khi DHCP Client có yêu cầu về hợp đồng thuê bao.

Máy chủ ứng dụng – Applications Server

Applications Server còn được gọi là AppServer. Là một chương trình mà điều khiển tất cả các hoạt động ứng dụng giữa những người sử dụng và các ứng dụng tầng cuối của một tổ chức doanh nghiệp hoặc là các cơ sở dữ liệu. Các dịch vụ ứng dụng điển hình được sử dụng điển hình cho các ứng dụng liên hợp giao dịch cơ bản. Để hỗ trợ yêu cầu cao, một dịch vụ ứng dụng phải có sự dư thừa bên trong, điều khiển cho khả năng xuất hiện cao, trình diễn mức độ cao, phân bố các dịch vụ ứng dụng và hỗ trợ liên kết truy cập cơ sở dữ liệu.

Máy chủ in – Printer Server


Dịch vụ in được cài đặt trên một mạng để định tuyến các yêu cầu in từ các máy tính trạm của mạng đó. Các máy chủ điều khiển in tập tin yêu cầu và gửi tập tin đó tới máy in được yêu cầu - Một dịch vụ in cho phép nhiều nguời cùng sử dụng một máy in trên mạng.

Máy chủ Proxy


Đó là một máy chủ đứng giữa một ứng dụng, như là một trình duyệt web, và một máy chủ thực sự. Nó ngăn chặn tất cả các yêu cầu tới máy chủ thật nếu nó có khả năng trả lời đầy đủ các yêu cầu, nếu không nó sẽ chuyển các yêu cầu tới máy chủ thật. Các máy chủ uỷ nhiệm có hai mục đích chính: Có thể tăng sự linh động cho các hoạt động của các nhóm người sử dụng, là vì nó lưu trữ kết quả của tất cả các yêu cầu cho một lượng thời gian nào đó. Các máy chủ uỷ nhiệm cũng yêu cầu lọc để khoá hoặc là không cho phép một kết nối đặc biệt nào đó yêu cầu ra hoặc vào máy chủ.

Ưu điểm khi sử dụng chip CPU Intel Xeon

Xét về  vấn đề bảo mật dữ liệu khi sử dụng server sẽ cao hơn so với dịch vụ đám mây luôn bị tin tặc “rình rập”; hoặc tiết kiệm chi phí bởi lượng tiền của đầu tư cho cơ sở hạ tầng đám mây cao hơn rất gấp nhiều so với máy chủ (việc trang bị một máy chủ có giá 1200 USD sẽ tốt hơn là trả 400 USD/tháng cho 4 TB lưu trữ đám mây) xét về lâu dài sẽ tiết kiệm được rất nhiều kinh phí cho những doanh nghiệp “hạn chế” về vốn; ngoài ra sử dụng máy chủ giúp giám đốc/nhân viên công ty có thể truy xuất/sao lưu dữ liệu nhanh chóng, dù những tập tin có dung lượng lớn vẫn truy xuất/sao lưu hết sức dễ dàng. Đặc biệt, với những công ty có trang bị máy chủ cũng sẽ dễ dàng quản lí hơn, hơn là dùng nền tảng đám mây.
 

Chip CPU Intel Xeon

Để đảm bảo máy chủ hoạt động hiệu suất cao nhất Intel – Nhà sản xuất chip xử lí nổi tiếng hàng đầu thế giới –  đã đưa ra giải pháp không thể tốt hơn với bộ vi xử lý Intel Xeon E3-1200 v3 đầy sức mạnh, đi kèm với bo mạch chủ Intel Server Board giúp máy chủ của bạn luôn hoạt động trơn tru nhất với hiệu suất cao nhất. Ngoài ra, Main Supermicro cũng là một lựa chọn hợp lý, sự tương thích cao với hầu hết các dòng CPU Intel.

Đầu tiên là việc tiết kiệm thời gian.
Đây là khả năng đáng giá cho phép nhân viên có thể truy cập và chia sẻ thông tin nhanh hơn cũng như phản hồi khách hàng mau chóng hơn từ bất kì chiếc PC nào. Với hiệu năng mạnh mẽ, nó có thể xử lí đa tác vụ nhiều ứng dụng chuyên dụng cùng lúc trên hệ thống.

Thứ hai là vấn đề an toàn dữ liệu.
Ngay từ mục tiêu ban đầu, chip Xeon E3-1200 v3 đã được Intel xây dựng với mục đích vận hành tối đa 24/7 và máy chủ trang bị nó có thể tự động phát hiện và sửa lỗi bộ nhớ - những lỗi có thể dẫn đến việc hỏng dữ liệu, và nhanh chóng phục hồi dữ liệu trong trường hợp lỗi ổ cứng. Đồng thời, nó cũng có thêm những tính năng giúp bảo vệ tập tin quan trọng của doanh nghiệp, đẩy nhanh tốc độ mã hóa & giải mã những dữ liệu nhạy cảm, cũng như bảo vệ máy chủ doanh nghiệp khỏi những cập nhật hoặc thay đổi trái phép.

Thứ ba là mức giá “không thể phù hợp hơn” với doanh nghiệp
Theo nghiên cứu mới đây, việc trang bị chip Xeon cho máy chủ không tốn quá nhiều tiền, chỉ tương đương với 1 PC cao cấp.

Thứ tư là tiết kiệm chi phí tối đa.
Với máy chủ dựa trên nền tảng Intel Xeon, lượng tiêu thụ điện năng trên máy là rất ít. Ngoài ra, khả năng vận hành cũng chỉ cần 1 nhân viên IT và không cần phải làm việc toàn thời gian bởi nó có thể vận hành từ xa.