Thứ Tư, 20 tháng 5, 2015

Điện toán đám mây (Cloud computing) có những loại hình nào ?

Điện toán đám mây (Cloud Computig) sẽ đưa sản phẩm và dịch vụ công nghệ thông tin chất lượng cao đến mọi đối tượng sử dụng, nhanh hơn mà lại tiết kiệm hơn. Chắc chắn thời gian tới Private Cloud và Public Cloud sẽ là xu hướng tất yếu cho Doanh nghiệp nhằm tối ưu hóa hạ tầng CNTT. Bạn muốn biết Private Cloud, Public Cloud là gì? Lợi ích của doanh nghiệp khi dùng công nghệ này sẽ to lớn như thế nào thì hãy tham khảo qua bài viết dưới đây.
 

Public Cloud: Dịch vụ đám mây công cộng

Public Cloud cung cấp cho người dùng một không gian rộng lớn để lưu trữ thông tin dữ liệu, các phần mềm ứng dụng thông qua Internet ví dụ như Google Drive. Khi dùng dịch vụ này thì sẽ không mất khoản chi phí cho cơ sở hạ tầng vì các nó được cung cấp bởi nhà cung cấp dịch vụ. Doanh nghiệp khi sử dụng sẽ không được quyền sở hữu cũng như quản lý hệ thống. Mặc dù công nghệ Public Cloud là vô cùng tiện lợi, nhưng không bảo mật dữ liệu tốt nhất vì những thông tin trên đó được phổ biến cho cộng đồng. Public Cloud giúp đồng bộ dữ liệu làm việc giữa các máy tính và thiết bị di động như laptop, máy tính bảng hay điện thoại thông minh. Có thể truy cập dữ liệu an toàn bất cứ nơi nào trên Internet bằng trình duyệt web với cơ chế mã hóa dữ liệu SSL.

Private Cloud: Đám mây nội bộ

Đối với các doanh nghiệp sử dụng, Private Cloud cung cấp cơ chế đồng bộ hai chiều trên nhiều máy tính đến các chi nhánh. Bất kì sự thay đổi nào trên một chi nhánh thì thông tin sẽ được đồng bộ cho tất cả các chi nhánh khác được biết. Một lợi thế với cơ chế đồng bộ 2 chiều là các chi nhánh trong hệ thống doanh nghiệp khi dùng công nghệ này có quyền truy cập tốc độ cao đến các dữ liệu trong hệ thống, tăng sự linh hoạt trong công việc cũng như khả năng phản ứng nhanh nhạy của cả hệ thống.

Áp dụng ảo hóa trong doanh nghiệp, cần thiết nhưng nên thận trọng


Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ điện toán đám mây, việc triển khai các giải pháp ảo hóa đang được hy vọng sẽ giúp các doanh nghiệp nâng cao độ linh hoạt của hệ thống CNTT và cắt giảm chi phí đầu tư.

Thực tế vẫn còn những khiếm khuyết

Nhưng khi các doanh nghiệp đầu tư cho ảo hóa cũng phải chú ý như dùng thuốc đúng liều lượng. Doanh nghiệp cần tính toán khi sử dụng công nghệ ảo hóa. Thực tế ảo hóa cũng không phải là một “giấc mơ đẹp” với các doanh nghiệp. Không phải tất cả các dữ liệu trên các hệ thống ảo hóa được sao lưu (back up) thường xuyên, vẫn tồn tại sự trùng lặp dữ liệu trên môi trường ảo hóa, có nhiều hệ thống ảo hóa hiện không có các kế hoạch khôi phục khi thảm họa xảy ra…, đó là những khó khăn mà các dự án ảo hóa CNTT đang phải đối mặt.

Những trở ngại đặt ra với doanh nghiệp

Không ít những trở ngại đặt ra với các doanh nghiệp phải đối mặt khi quyết định đến với các dự án ảo hóa nên doanh nghiệp cần tính toán khi sử dụng công nghệ ảo hóa, như ảo hóa có thể giúp tiết kiệm chi phí đầu tư cho máy chủ nhưng lại tiêu tốn chi phí cũng như làm tăng độ phức tạp đối với doanh nghiệp cho các giải pháp lưu trữ (tăng từ 2-8 lần), rồi ảo hóa cũng có nghĩa là cần phải bảo an cho nhiều dữ liệu hơn, bảo vệ an toàn cho cả môi trường vật lý cũng như môi trường ảo hóa. Một điều rất đáng chú ý nữa là tốc độ bảo mật cũng như lưu trữ dữ liệu hiện không nhanh bằng tốc độ ảo hóa, điều đó vô hình chung sẽ tạo ra thêm nhiều lỗ hổng bảo mật và tăng nguy cơ mất an toàn thông tin với các tổ chức, doanh nghiệp.

Doanh nghiệp cần tính toán kỹ lưỡng


Các doanh nghiệp trước khi triển khai các dự án ảo hóa cần phải cân nhắc và giải được bài toán cân đối giữa lợi ích thu được như khả năng quản lý tốt hơn, độ linh hoạt CNTT tăng lên, giảm chi phí đầu tư, chí phí vận hành… với những chi phí đầu tư cho ảo hóa. Các chuyên gia cũng chia sẻ với các doanh nghiệp Việt Nam rằng triển khai ảo hóa phải mang tính chất chiến lược và trên quy mô rộng khắp trên toàn bộ môi trường CNTT của tổ chức, doanh nghiệp, khi đó mới có khả năng phân bổ và cân đối tải trên toàn bộ môi trường CNTT và nâng cao tính uyển chuyển của hệ thống.

Tìm hiểu khái niệm Cloud Desktop

Truy cập máy tính từ xa từ lâu đã là tính năng khá tiện lợi cho tất cả mọi người. Nhưng sự phát triển của nhân loại không chỉ dừng lại ở đó, với sự xuất hiện của Cloud Destop thì chúng ta có thể truy cập vào hệ thống máy tính của mình ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào thông qua một thiết bị bất kì. Cuộc cách mạng Cloud Desktop (Máy tính ảo) đã mang lại cho nhân loại những thành tựu rực rỡ.
 

Cloud Destop là gì?

Đó là toàn bộ hệ thống máy tính được đặt ở trên “mây”. Cuộc cách mạng Cloud Destop giúp chúng ta không cần lúc nào cũng phải mang theo laptop bên người để giải quyết công việc khi ra ngoài nữa. Máy tính của bạn đang ở trên “mây” nên chỉ cần bạn thích hoặc có nhu cầu là có thể truy cập vào ngay. Không cần biết bạn đang ở đâu bạn đều có thể dùng một thiết bị máy tính bất kì để đăng nhập vào Cloud Desktop và truy cập vào máy tính cá nhân của mình như một chiếc máy tính bình thường.

Ứng dụng của Cloud Destop

Tất cả mọi thứ bạn làm trên chiếc máy tính của bạn, bạn có thể làm tương tự như vậy trên bất kì thiết bị nào với Cloud Destop. Bạn hoàn toàn có khả năng truy cập và điều khiển được toàn bộ hệ thống máy tính của bạn từ các hệ điều hành, phần mềm và các thư mục lưu trữ ứng dụng như trên chính máy tính cá nhân của mình ở nhà. Những thông tin dữ liệu quan trọng giờ đây có thể luôn bên cạnh bạn mà bạn không cần phải lúc nào cũng mang nó theo bên mình. Cuộc cách mạng Cloud Destop chính là cuộc cách mạng mang cả thế giới đến với bạn.

Cloud desktop là hiện tại và tương lai

Đồng bộ đã là ngày hôm qua, Cloud desktop là ngày hôm nay và là nền móng cho tương lai mao này. Bạn không cần phải đồng bộ Cloud Desktop của bạn với bất cứ thiết bị điện tử hiện đại nào ngày nay cả. Khi bạn mở Cloud Desktop của bạn, nó vẫn sẽ luôn hiển thị và thao tác như nhau trên bất kì thiết bị nào từ máy tính cá nhân, laptop cho đến các điện thoại thông minh. Tất cả những thứ bạn cần có ở đây chỉ là một trình duyệt được kết nối với mạng Internet để có thể làm được mọi thứ bạn muốn.
Xem thêm: Cloud Hosting là gì? Lợi ích từ dịch vụ Cloud hosting

Đầu tư vào tên miền chính là đầu tư vào thương hiệu cho doanh nghiệp


1. Hãy tạo cảm giác mạnh cho tên miền của website ví dụ như một website ngăn chặn những loài vật gây hại sẽ rất tốt nếu chọn một cái tên như killrats.com (tạm dịch: diệtchuột.com) và tôi đảm bảo là sẽ có nhiều người truy cập.

2. Một quy tắc vàng trong kinh doanh là tập trung đến các đối thủ cạnh tranh và với các tên miền bạn có lợi thế với từ khóa. Bạn có thể chỉ ngăn chặn đối thủ khi họ bị buộc phải trả nhiều tiền cho các từ khóa thứ cấp vì bạn có từ khóa hàng đầu trong tên miền riêng của bạn.

3. Đây là nơi bạn bắt đầu thấy tầm quan trọng của thương hiệu vì có 1 phần của xã hội tiêu dùng sẽ không mua bất cứ thứ gì khác ngoại trừ hàng hiệu từ các tên miền chứa từ khóa đặc trưng cho sản phẩm. Do vậy bạn sẽ có 1 bộ phận của người tiêu dùng sẽ xếp hàng mua sản phẩm của bạn ngay lập tức.

4. Lưu lượng truy cập từ việc gõ tên miền chứa từ khóa sẽ có lợi: Đa số các tên miền chứa từ khóa sẽ nhận được lưu lượng truy cập thường xuyên và một số tên miền thậm chí còn nhận nhiều hơn thế. Có một thực tế cho bạn biết rằng mọi người sử dụng thanh địa chỉ của họ thay vì thanh công cụ tìm kiếm để điều hướng truy cập trên web sẽ có nhiều khả năng mua sắm hơn, vì vậy tỉ lệ chuyển đổi của bạn sẽ được gia tăng.

5. Google, Yahoo, Bing… và phần lớn những công cụ tìm kiếm sẽ giúp người sử dụng của họ bằng việc gửi họ đến các trang liên quan đến tìm kiếm của họ vì vậy từ khóa “digital cameras” sẽ có thể tìm thấy tên miền digitalcameras.com trên trang kết quả tìm kiếm đầu tiên của Google. Kiểu tạo lưu lượng truy cập này sẽ mang đến hàng ngàn khách đến website này.

6. Lưu giữ tên miền của bạn (park your domain): Nếu bạn muốn lưu giữ một chút trước khi bạn phát triển website thì không cần lo lắng vì có rất nhiều cách để thu về các khoản lợi nhuận cao từ tên miền chứa từ khóa đặc trưng.

7. Một khoản đầu tư an toàn: Người ta thấy rằng hơn vài năm qua đầu tư vào các tên miền đặc trưng có những kết quả tốt hơn là đầu tư vào thị trường chứng khoán, bất động sản, trái phiếu. Các vị chủ tịch của các công ty lớn hiện nhận thấy rằng sức mạnh của một tên miền đặc trưng đã làm thay đổi vai trò của nó trong tiếp thị và trở thành vấn đề mấu chốt của các công ty tìm kiếm sự tăng trưởng liên tục.

8. Chi phí hầu như miễn phí: Giá cho tên miền chỉ 10 USD/năm nên bạn sẽ sớm sở hữu được những tên miền chứa từ khóa….Những người sở hữu tên miền chỉ cần tập trung vào các tên miền đặc trưng ví dụ như tên miền chứa tên thương hiệu…

Mô hình hoạt động của máy chủ (Server)

Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, thì bất cứ một doanh nghiệp nào dù lớn hay nhỏ cũng cần thiết lập một máy chủ với băng thông đủ mạnh để xử lý khối lượng công việc lớn chứ không chỉ đơn giản là sử dụng máy tính cá nhân nữa. Do đó, máy chủ đã trở thành một phần không thể thiếu đối với nhiều doanh nghiệp hiện nay. 

 
Mô hình hoạt động của máy chủ

Máy chủ (Server) là một máy tính được nối mạng, có IP tĩnh, có năng lực xử lý cao và trên máy đó người ta cài đặt các phần mềm để phục vụ cho các máy tính khác (máy trạm) truy cập để yêu cầu cung cấp các dịch vụ và tài nguyên. Như vậy về cơ bản máy chủ cũng là một máy tính, nhưng được thiết kế với nhiều tính năng vượt trội hơn, năng lực lưu trữ và xử lý dữ liệu cũng lớn hơn máy tính thông thường rất nhiều. Máy chủ được xem là nền tảng của mọi dịch vụ trên internet, bất kỳ một dịch vụ nào trên internet muốn vận hành cũng đều phải thông qua một máy chủ nào đó.
Khi nào thì cần sử dụng máy chủ
Đa phần các doanh nghiệp hiện nay đều được trang bị máy chủ. Máy chủ là nơi trao đổi dữ liệu, điều hành chung của mạng máy tính. Tùy theo tính chất công việc mà mỗi doanh nghiệp lại sử dụng những chiếc máy chủ có chức năng chuyên dụng riêng. Dựa theo chức năng, công dụng, máy chủ được phân thành các loại như sau:
 
Mô hình hoạt động của máy chủ cơ sở dữ liệu - Database Server

Database Server là máy tính mà trên đó có cài đặt phần mềm Hệ quản trị cơ sở dữ liệu. Chúng ta có thể cài đặt các hệ quản trị cơ sở dữ liệu như: SQL server, MySQL, Oracle…
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu là một ứng dụng cơ bản trên mô hình kiến trúc máy chủ / máy trạm. Ứng dụng được chia làm hai phần, một phần chạy trên một máy trạm (nơi mà người sử dụng tích luỹ và hiển thị thông tin cơ sở dữ liệu) và phần còn lại chạy trên máy chủ, nơi có nghĩa vụ như là kết nối dữ liệu và lưu trữ - được thực hiện.
Máy chủ Web - Web Server

Ý nghĩa các thông số trên RAM của máy chủ


DDR3 SDRAM (gọi tắt là DDR3): là công nghệ ram mới nhất và thông dụng nhất trên thị trường hiện nay, dựa trên thiết kế SDRAM (Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên động đồng bộ - Synchronous Dynamic Random Access Memory), sử dụng tín hiệu xung nhịp để đồng bộ hóa mọi thứ. DDR là viết tắt của Double Data Rate - Tốc độ dữ liệu gấp đôi, có nghĩa là trong một xung nhịp có thể truyền được hai khối dữ liệu, nên tốc độ truyền dữ liệu nhanh gấp đôi.

Capacity:  Là lượng thông tin mà một ram có thể lưu trữ được. Tùy theo từng ram mà có các loại capacity khác nhau như: 2GB, 4GB…

ECC (Error Checking and Correction – kiểm tra và sửa lỗi): đây là thành phần căn bản trong hệ thống máy chủ hiện nay. Có hai loại bộ nhớ ECC là unbuffered ECC và registered ECC. Sự khác nhau căn bản giữa 2 loại module bộ nhớ này là các lệnh truy xuất bộ nhớ đối với bộ nhớ unbuffered ECC là trực tiếp giữa khối điều khiển bộ nhớ và module bộ nhớ trong khi đối với bộ nhớ registered ECC, các lệnh truy xuất trước tiên được gửi đến register chip rồi sau đó mới được gửi đến các module nhớ. Xem thêm So sánh ram UDIMM và RDIMM

Bus: Gồm nhiều dây dẫn điện nhỏ gộp lại, là hệ thống hành lang để dẫn dữ liệu từ các bộ phận trong máy tính (CPU, memory, IO devices). BUS có chứa năng như hệ thống ống dẫn nước, nơi nào ống to thì nước sẽ chạy qua nhiều hơn, còn sức nước mạnh hay yếu là do các bộ phận khác tạo ra. Hiện nay thông dụng là các loại RAM có bus 1333 và 1600, những loại có bus cao hơn thường xuất hiện ở những loại ram cao cấp như ram Supermicro, Ram Hynix,...

CAS (Column Address Strobe) hay còn gọi là Độ trễ (Latency): là thời gian được tính từ khi dòng lệnh được chuyển xuống thanh ram và nó hồi đáp lại cpu.

Refresh Rate - Tần số làm tươi: Ram máy chủ được tạo nên bởi hàng trăm tế bào điện tử, mỗi tế bào này phải được nạp lại điện hàng nghìn lần mỗi giây vì nếu không dữ liệu chứa trong chúng sẽ bị mất. Chính vì vậy các bộ nhớ động cần phải có quá trình nạp lại, quá trình này vẫn thường được chúng ta gọi là “ refresh – làm tươi”.

5 Tiêu chí giúp bạn đánh giá nhà cung cấp dịch vụ cho thuê chỗ đặt máy chủ tốt nhất


Dưới đây sẽ là một số tiêu chí để bạn chọn lựa được nhà cung cấp tốt nhất:
 
1: Trung tâm dữ liệu nằm ở đâu?

Trong khi chọn lọc nhà cung cấp dịch vụ, điều quan trọng là phải biết vị trí nhà cung cấp dịch vụ đó ở đâu. Khi máy chủ của bạn có sự cố cần bộ phận IT của bạn có mặt kịp thời để xử lý thì bạn phải tâm tính khoảng thời gian mà nhân viên của bạn có mặt kịp thời để khắc phục sự cố. Điều đó, đòi hỏi phải tính tình vị trí từ nơi bạn đến nơi đặt máy chủ là Data Center.

Đáp ứng các tiêu chí này bạn có thể tuyển lựa các trọng điểm dữ liệu để thuê chỗ đặt máy chủ nằm trong nội ô như: trọng điểm dữ liệu VDC, FPT, CMC hoặc nếu cần một Trung tâm dữ liệu đề phòng (DRS) có khoảng các với trọng tâm dữ liệu chính từ 20 – 30km bạn có thể lựa chọn IDC Viettel tại khu công nghệ cao Láng Hòa Lạc.
 
2: Vị trí tòa nhà và những POPs có thể đấu nối từ nhà cung cấp khác, tổng dung lượng cáp quang đấu nối?

Có thể trong ngày mai, công việc kinh doanh của công ty bạn phát triển nên cần đến việc phát triển băng thông. Bạn nên đề nghị nhà cung cấp cho biết tiềm năng về công suất đấu nối cáp quang, băng thông. song song hỏi họ về kế hoạch nâng cấp trong tương lai, cũng như thời kì cấp thiết cho việc nâng cấp. Trong quá trình nâng cấp thời gian gián đoạn dịch vụ bao lâu, bạn nên coi xét tuốt luốt những yếu tố này khi chọn nhà cung cấp dịch vụ. Bạn cũng nên đề cấp đến vấn đề hỗ trợ các kết nối mạng đặc biệt với nhà cung cấp dịch vụ Thuê chỗ đặt máy chủ như: đấu nối BGP để dùng IP riêng, đấu nối P2P đến các Telco… vì không phải doanh nghiệp nào cũng có ITer thuần thục việc này.
 
3: thông tin của bạn có được bảo mật từ những xâm nhập có chủ ý và không chủ tâm gây thiệt hại?

Dựa vào nhà cung cấp vị trí đặt chỗ thứ ba thì việc bảo mật những thông tin tài chính và những tài liệu quan yếu của bạn luôn khó khăn vì họ sẽ không bảo đảm được những cam kết cho bạn, bạn phải tự thực hành các biện pháp an ninh chặt chẽ cũng như thực hiện các biện pháp bảo mật khác. hồ hết các nhà cung cấp dịch vụ đặt chỗ luôn kèm theo các biện pháp an ninh nghiêm nhặt cho Data center của mình. chẳng thể thâm nhập nếu không có quyền hoặc không được cho phép đi qua. Ngay cả những KH cũng phải thực hiện một quá trình xác minh và nhận biết đầy đủ để vào Data Center. Trong khi lựa chọn đối tác đặt chỗ, bạn phải đề nghị cung cấp đầy đủ chi tiết an ninh tại vị trí Data center. Nếu nhà cung cấp đích thực thõa mãn bạn về an ninh trước những thâm nhập có chủ ý và không dụng ý thì đấy là nhà cung cấp bạn cần.
 
4: Là một Data Center ổn định và đảm bảo có nguồn điện dự phòng khi mất điện?

Tiếp đến bạn phải tự hỏi về việc đáp ứng fail-over với những cung cấp căn bản. Mất điện có thể ảnh hưởng lớn đến dữ liệu của bạn khi bạn đang thao tác trên nó như bị hỏng hoặc corrupt. Bạn phải hỏi nhà cung cấp về nguồn điện ngừa trong trường hợp mất điện, hãy hỏi chi tiết cụ thể về nó.
 
5. Cơ sở hạ tầng Data Center như thế nào?

Bạn phải có đề nghị tổng thể về cơ sở hạ tầng với đối tác mà bạn thuê chỗ đặt máy chủ. Nếu bạn đang lưu giữ những thông báo mật về doanh nghiệp của bạn thì có bất kỳ thiệt hại nào cũng gây ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp bạn. Bạn phải đảm bảo nhà cung cấp của bạn có thể giải quyết được các tình huống khẩn cấp và giữ an toàn cho dữ liệu của bạn.

Các điểm cần lưu ý khi sử dụng dich vụ thuê chỗ đặt máy chủ


Thuê chỗ đặt máy chủ là gì ?

Với việc thuê chỗ đặt máy chủ, công ty có thể sở hữu, sử dụng và bảo dưỡng thiết bị của riêng mình, nhưng lại được chia sẻ các chi phí điện, làm mát, thông tin liên lạc, và không gian trung tâm dữ liệu với người thuê khác. Thuê chỗ đặt máy chủ là một lựa chọn tốt cho bạn nếu bạn cần kiểm soát hoàn toàn đối với thiết bị của bạn. Điều này có thể là trường hợp nếu bạn phải kiểm soát đến mức độ đó để đáp ứng yêu cầu quản lý, bảo vệ dữ liệu dựa trong ngành của bạn.

Một lý do phổ biến khác để sử dụng thuê chỗ đặt máy chủ là để giải quyết những hạn chế của một trung tâm dữ liệu hiện có. Một cuộc khảo sát trong ngành cho thấy 36% các thiết bị của trung tâm dữ liệu sẽ chẳng mấy chốc hết không gian, hết năng lượng, hay không còn khả năng làm mát. Do đó, thay vì xây dựng một trung tâm dữ liệu mới, bạn có thể tăng thêm trung tâm hiện tại của bạn bằng cách sử dụng không gian tại một cơ sở cho thuê chỗ đặt máy chủ. Ngoài ra, một số khách hàng của chúng tôi sử dụng dịch vụ này để có một trang web thứ cấp cho các mục đích phục hồi thảm họa, tránh phải xây dựng toàn bộ một trung tâm dữ liệu thứ hai.

Hai điểm cần lưu ý với dịch vụ thuê chỗ đặt máy chủ

Đầu tiên là, Thuê chỗ đặt máy chủ vẫn đòi hỏi bạn phải mua các máy chủ, kho lưu trữ, công tắc, và phần mềm của riêng bạn. Thứ hai, thời gian làm việc của các nhân viên IT của bạn vẫn sẽ được thực hiện bằng cách giám sát và quản lý các thiết bị và tiến hành sao lưu và bảo trì. Tuy nhiên, nhiều nhà cung cấp cũng cung cấp các dịch vụ quản lý có thể được tận dụng để theo dõi và quản lý cơ sở hạ tầng của bạn. Hãy tìm một nhà cung cấp mà cung cấp một tùy chọn bản đồ, do đó bạn có thể chọn những chức năng bạn muốn  bên thứ ba quản lý và chức năng nào mà bạn muốn tự kiểm soát.

Giải đáp các thắc mắc về việc đăng ký tên miền (Domain)

Vấn đề mua tên miền, đăng ký tên miền ở đâu và sử dụng tên miền như thế nào có lẽ là một câu hỏi mà nhiều khách hàng muốn tìm được lời giải đáp cho mình, dựa vào những thông tư, văn bản và nghị định của pháp luật, chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc này cho quý khách hàng được rõ hơn.
 

Thủ tục đăng ký tên miền ở đâu và trình tự ra sao: những chủ thế khi dang ky ten mien là cá nhân đang sinh sống trong và ngoài nước hay là một tổ chức muốn đăng ký cũng như sử dụng tên miền có đuôi là .vn sẽ phải thực hiện những thủ tục cũng như chuẩn bị hồ sơ đăng ký tên miền thông qua những nhà cung cấp đăng ký tên miền với đuôi .vn.

Quy định pháp luật về vấn đề đặt tên miền ra sao: tóm gọn vấn đề này các chủ thể sẽ phải đăng ký tên miền không được đi ngược lại những nội dung sau, tên miền không được đi ngược lại hiến pháp của nước Việt nam, không ảnh hưởng hoặc xâm phạm đến những an ninh quốc gia và toàn vẹn vùng lãnh thổ, không ảnh hưởng đến truyền thống cũng như lợi ích quốc gia và chia rẽ dân tộc… cùng với những quy định khác, các bạn có thể tìm hiểu thêm trên mạng Internet.
Chúng ta sẽ phải sử dụng và quản lý tên miền như thế nào:

Đối với những chủ thể là cá nhân thì sẽ phải tuân thủ những quy định về trách nhiệm của cá nhân khi sử dụng tên miền theo thông tư của bộ thông tin và truyền thông. Chủ thể sẽ có nghĩa vụ phải quản lý cũng như theo dõi tình trạng hoạt động và hiệu lực của tên miền mình đã đăng ký.

Đăng ký tên miền ở đâu uy tín chất lượng

Người sử dụng tên miền là cơ quan nhà nước và Đảng: đối với những chủ thế này khi sử dụng tên miền .vn thì phải lưu giữ lại những thông tin ở các máy chủ có IP ở Việt Nam cho những trang thông tin điện tử của mình. Có trách nhiệm sẽ phải đăng ký giữ chỗ với trung tâm Internet quốc giá để bảo vệ tên của mình.

Các tổ chức, cơ quan muốn sử dụng tên miền cấp 2 thì sẽ phải đăng ký với nhà đăng ký tên miền và làm rõ mục đích sử dụng cũng như tuân thủ những quy định nghiệp vụ và sử dụng tên miền cho trung tâm Internet quốc gia ban hành. Chấp hành việc đóng lệ phí cũng như phí duy trì hằng năm chúng hạn định.

Có lẽ bây giờ các bạn đã rõ hơn trong vấn đề đăng ký tên miền ở đâu và sử dụng, quản lý chúng như thế nào là hợp khác rồi, chức các bạn sử dụng tên miền đúng cách và hiệu quả nhất.