1. Không bao giờ được chia sẻ email quá công khai hoặc trên các trang Web không có nguồn gốc rõ ràng:
Như chúng ta đã biết, các địa chỉ email thường xuyên được thu thập bởi các website phishing, sau đó bán lại cho nhiều người khác. Những website này thường “bẫy” người dùng với những ý tưởng khá hấp dẫn, khiến mọi người tò mò và muốn tìm hiểu như dịch vụ hẹn hò trực tuyến, vay tiền trả góp lãi suất thấp... Tất nhiên, những thứ này đều là giả mạo, và các bạn không nên để lại địa chỉ email trên những website như vậy:
2. Không được truy cập vào bất kỳ đường dẫn nào đã được đánh dấu là Spam – thậm chí là những đường link bỏ đăng ký – Unsubscribe:
Trên thực tế, có khá nhiều dịch vụ email spam không chứa những đường dẫn Unsubscribe, không phải tất cả đều như vậy. Và khi người dùng nhấn vào các đường link Unsubscribe đó, có thể sẽ xảy ra một số vấn đề như sau:
- Đường dẫn đó sẽ bỏ đăng ký của tài khoản khỏi danh sách
- Theo một cách nào đó, hệ thống sẽ xác nhận địa chỉ email của bạn và cho vào danh sách các email có sẵn để bán. Do vậy, thay vì việc nhận những tin nhắn không mong muốn từ bên ngoài thì địa chỉ email của bạn lại được công khai hoặc “rao bán” một cách lộ liễu qua bàn tay của spammer.
3. Tuyệt đối không sử dụng những địa chỉ email bắt đầu bằng admin hoặc webmaster:
Khi khởi tạo thông tin liên lạc của website, các bạn nên hạn chế việc dùng những địa chỉ email có dạng admin@abc.com hoặc webmaster@abc.com. Đơn giản bởi vì những tên này thường được dùng trong nhiều danh sách đã được tạo bằng cách thu thập tên miền, sau đó gán thêm admin@ và webmaster@ vào đằng trước.
4. Không sử dụng dịch vụ cung cấp email mặc định của webhost:
Phần lớn các webhost hỗ trợ nhiều mailbox và 1 địa chỉ email được cung cấp ở chế độ mặc định để giao tiếp, liên lạc với môi trường bên ngoài. Chế độ mailbox mặc định được tạo sẽ nhận toàn bộ email đã được gửi tới domain – cho dù tên đang sử dụng là gì đi chăng nữa. Trong trường hợp website của bạn cho phép người quản trị áp dụng nhiều hơn 1 mailbox thì bạn nên tạo thêm mailbox khác để lưu trữ thông tin, dữ liệu quan trọng và liên lạc riêng.
Và toàn bộ email “hợp pháp” của bạn sẽ được di chuyển vào mailbox vừa tạo đó,
5. Sử dụng dịch vụ Filter có sẵn trong dịch vụ email của bạn:
Một trong những ứng dụng email client được sử dụng nhiều nhất hiện nay là Outlook của Microsoft với nhiều tính năng chặn email Spam có sẵn. Trong đó đáng chú ý nhất là Microsoft Junk E-Mail Filter, bên cạnh đó còn có:
- Junk E-mail Filter
- Safe Senders List
- List of Recipients
- Blocked Senders List
- Automatic Update
Cụ thể, mỗi lần các bạn xác định được 1 địa chỉ người gửi tới là an toàn, hãy gán địa chỉ đó vào Safe Senders List. Cách sử dụng các bộ Filter khác cũng tương tự như vậy.
6. Tạo các Rule riêng biệt dựa theo nhu cầu của người dùng:
Đây là mẹo có thể coi là đơn giản và dễ áp dụng nhất, đó là tạo Rule riêng biệt đối với địa chỉ người gửi, và với cách làm này, các bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được lượng email nhận được từ bên ngoài. Tất cả các email không nằm trong danh sách được phép nhận sẽ chuyển thẳng vào thư mục Junk.
Như chúng ta đã biết, các địa chỉ email thường xuyên được thu thập bởi các website phishing, sau đó bán lại cho nhiều người khác. Những website này thường “bẫy” người dùng với những ý tưởng khá hấp dẫn, khiến mọi người tò mò và muốn tìm hiểu như dịch vụ hẹn hò trực tuyến, vay tiền trả góp lãi suất thấp... Tất nhiên, những thứ này đều là giả mạo, và các bạn không nên để lại địa chỉ email trên những website như vậy:
2. Không được truy cập vào bất kỳ đường dẫn nào đã được đánh dấu là Spam – thậm chí là những đường link bỏ đăng ký – Unsubscribe:
Trên thực tế, có khá nhiều dịch vụ email spam không chứa những đường dẫn Unsubscribe, không phải tất cả đều như vậy. Và khi người dùng nhấn vào các đường link Unsubscribe đó, có thể sẽ xảy ra một số vấn đề như sau:
- Đường dẫn đó sẽ bỏ đăng ký của tài khoản khỏi danh sách
- Theo một cách nào đó, hệ thống sẽ xác nhận địa chỉ email của bạn và cho vào danh sách các email có sẵn để bán. Do vậy, thay vì việc nhận những tin nhắn không mong muốn từ bên ngoài thì địa chỉ email của bạn lại được công khai hoặc “rao bán” một cách lộ liễu qua bàn tay của spammer.
3. Tuyệt đối không sử dụng những địa chỉ email bắt đầu bằng admin hoặc webmaster:
Khi khởi tạo thông tin liên lạc của website, các bạn nên hạn chế việc dùng những địa chỉ email có dạng admin@abc.com hoặc webmaster@abc.com. Đơn giản bởi vì những tên này thường được dùng trong nhiều danh sách đã được tạo bằng cách thu thập tên miền, sau đó gán thêm admin@ và webmaster@ vào đằng trước.
4. Không sử dụng dịch vụ cung cấp email mặc định của webhost:
Phần lớn các webhost hỗ trợ nhiều mailbox và 1 địa chỉ email được cung cấp ở chế độ mặc định để giao tiếp, liên lạc với môi trường bên ngoài. Chế độ mailbox mặc định được tạo sẽ nhận toàn bộ email đã được gửi tới domain – cho dù tên đang sử dụng là gì đi chăng nữa. Trong trường hợp website của bạn cho phép người quản trị áp dụng nhiều hơn 1 mailbox thì bạn nên tạo thêm mailbox khác để lưu trữ thông tin, dữ liệu quan trọng và liên lạc riêng.
Và toàn bộ email “hợp pháp” của bạn sẽ được di chuyển vào mailbox vừa tạo đó,
5. Sử dụng dịch vụ Filter có sẵn trong dịch vụ email của bạn:
Một trong những ứng dụng email client được sử dụng nhiều nhất hiện nay là Outlook của Microsoft với nhiều tính năng chặn email Spam có sẵn. Trong đó đáng chú ý nhất là Microsoft Junk E-Mail Filter, bên cạnh đó còn có:
- Junk E-mail Filter
- Safe Senders List
- List of Recipients
- Blocked Senders List
- Automatic Update
Cụ thể, mỗi lần các bạn xác định được 1 địa chỉ người gửi tới là an toàn, hãy gán địa chỉ đó vào Safe Senders List. Cách sử dụng các bộ Filter khác cũng tương tự như vậy.
6. Tạo các Rule riêng biệt dựa theo nhu cầu của người dùng:
Đây là mẹo có thể coi là đơn giản và dễ áp dụng nhất, đó là tạo Rule riêng biệt đối với địa chỉ người gửi, và với cách làm này, các bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được lượng email nhận được từ bên ngoài. Tất cả các email không nằm trong danh sách được phép nhận sẽ chuyển thẳng vào thư mục Junk.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét