Thứ Tư, 20 tháng 5, 2015

Giải đáp các thắc mắc về việc đăng ký tên miền (Domain)

Vấn đề mua tên miền, đăng ký tên miền ở đâu và sử dụng tên miền như thế nào có lẽ là một câu hỏi mà nhiều khách hàng muốn tìm được lời giải đáp cho mình, dựa vào những thông tư, văn bản và nghị định của pháp luật, chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc này cho quý khách hàng được rõ hơn.
 

Thủ tục đăng ký tên miền ở đâu và trình tự ra sao: những chủ thế khi dang ky ten mien là cá nhân đang sinh sống trong và ngoài nước hay là một tổ chức muốn đăng ký cũng như sử dụng tên miền có đuôi là .vn sẽ phải thực hiện những thủ tục cũng như chuẩn bị hồ sơ đăng ký tên miền thông qua những nhà cung cấp đăng ký tên miền với đuôi .vn.

Quy định pháp luật về vấn đề đặt tên miền ra sao: tóm gọn vấn đề này các chủ thể sẽ phải đăng ký tên miền không được đi ngược lại những nội dung sau, tên miền không được đi ngược lại hiến pháp của nước Việt nam, không ảnh hưởng hoặc xâm phạm đến những an ninh quốc gia và toàn vẹn vùng lãnh thổ, không ảnh hưởng đến truyền thống cũng như lợi ích quốc gia và chia rẽ dân tộc… cùng với những quy định khác, các bạn có thể tìm hiểu thêm trên mạng Internet.
Chúng ta sẽ phải sử dụng và quản lý tên miền như thế nào:

Đối với những chủ thể là cá nhân thì sẽ phải tuân thủ những quy định về trách nhiệm của cá nhân khi sử dụng tên miền theo thông tư của bộ thông tin và truyền thông. Chủ thể sẽ có nghĩa vụ phải quản lý cũng như theo dõi tình trạng hoạt động và hiệu lực của tên miền mình đã đăng ký.

Đăng ký tên miền ở đâu uy tín chất lượng

Người sử dụng tên miền là cơ quan nhà nước và Đảng: đối với những chủ thế này khi sử dụng tên miền .vn thì phải lưu giữ lại những thông tin ở các máy chủ có IP ở Việt Nam cho những trang thông tin điện tử của mình. Có trách nhiệm sẽ phải đăng ký giữ chỗ với trung tâm Internet quốc giá để bảo vệ tên của mình.

Các tổ chức, cơ quan muốn sử dụng tên miền cấp 2 thì sẽ phải đăng ký với nhà đăng ký tên miền và làm rõ mục đích sử dụng cũng như tuân thủ những quy định nghiệp vụ và sử dụng tên miền cho trung tâm Internet quốc gia ban hành. Chấp hành việc đóng lệ phí cũng như phí duy trì hằng năm chúng hạn định.

Có lẽ bây giờ các bạn đã rõ hơn trong vấn đề đăng ký tên miền ở đâu và sử dụng, quản lý chúng như thế nào là hợp khác rồi, chức các bạn sử dụng tên miền đúng cách và hiệu quả nhất.

Thứ Hai, 18 tháng 5, 2015

Một số thủ thuật tránh tình trạng spam email (Thư rác)


1. Không bao giờ được chia sẻ email quá công khai hoặc trên các trang Web không có nguồn gốc rõ ràng:
Như chúng ta đã biết, các địa chỉ email thường xuyên được thu thập bởi các website phishing, sau đó bán lại cho nhiều người khác. Những website này thường “bẫy” người dùng với những ý tưởng khá hấp dẫn, khiến mọi người tò mò và muốn tìm hiểu như dịch vụ hẹn hò trực tuyến, vay tiền trả góp lãi suất thấp... Tất nhiên, những thứ này đều là giả mạo, và các bạn không nên để lại địa chỉ email trên những website như vậy:

2. Không được truy cập vào bất kỳ đường dẫn nào đã được đánh dấu là Spam – thậm chí là những đường link bỏ đăng ký – Unsubscribe:
Trên thực tế, có khá nhiều dịch vụ email spam không chứa những đường dẫn Unsubscribe, không phải tất cả đều như vậy. Và khi người dùng nhấn vào các đường link Unsubscribe đó, có thể sẽ xảy ra một số vấn đề như sau:

- Đường dẫn đó sẽ bỏ đăng ký của tài khoản khỏi danh sách

- Theo một cách nào đó, hệ thống sẽ xác nhận địa chỉ email của bạn và cho vào danh sách các email có sẵn để bán. Do vậy, thay vì việc nhận những tin nhắn không mong muốn từ bên ngoài thì địa chỉ email của bạn lại được công khai hoặc “rao bán” một cách lộ liễu qua bàn tay của spammer.

3. Tuyệt đối không sử dụng những địa chỉ email bắt đầu bằng admin hoặc webmaster:
Khi khởi tạo thông tin liên lạc của website, các bạn nên hạn chế việc dùng những địa chỉ email có dạng admin@abc.com hoặc webmaster@abc.com. Đơn giản bởi vì những tên này thường được dùng trong nhiều danh sách đã được tạo bằng cách thu thập tên miền, sau đó gán thêm admin@ và webmaster@ vào đằng trước.

4. Không sử dụng dịch vụ cung cấp email mặc định của webhost:
Phần lớn các webhost hỗ trợ nhiều mailbox và 1 địa chỉ email được cung cấp ở chế độ mặc định để giao tiếp, liên lạc với môi trường bên ngoài. Chế độ mailbox mặc định được tạo sẽ nhận toàn bộ email đã được gửi tới domain – cho dù tên đang sử dụng là gì đi chăng nữa. Trong trường hợp website của bạn cho phép người quản trị áp dụng nhiều hơn 1 mailbox thì bạn nên tạo thêm mailbox khác để lưu trữ thông tin, dữ liệu quan trọng và liên lạc riêng.
Và toàn bộ email “hợp pháp” của bạn sẽ được di chuyển vào mailbox vừa tạo đó,

5. Sử dụng dịch vụ Filter có sẵn trong dịch vụ email của bạn:
Một trong những ứng dụng email client được sử dụng nhiều nhất hiện nay là Outlook của Microsoft với nhiều tính năng chặn email Spam có sẵn. Trong đó đáng chú ý nhất là Microsoft Junk E-Mail Filter, bên cạnh đó còn có:

- Junk E-mail Filter
- Safe Senders List
- List of Recipients
- Blocked Senders List
- Automatic Update

Cụ thể, mỗi lần các bạn xác định được 1 địa chỉ người gửi tới là an toàn, hãy gán địa chỉ đó vào Safe Senders List. Cách sử dụng các bộ Filter khác cũng tương tự như vậy.

6. Tạo các Rule riêng biệt dựa theo nhu cầu của người dùng:
Đây là mẹo có thể coi là đơn giản và dễ áp dụng nhất, đó là tạo Rule riêng biệt đối với địa chỉ người gửi, và với cách làm này, các bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được lượng email nhận được từ bên ngoài. Tất cả các email không nằm trong danh sách được phép nhận sẽ chuyển thẳng vào thư mục Junk.

Chọn một web hosting chất lượng như thế nào ?

Một trong những quyết định rất quan trọng mà nhiều doanh nghiệp, cá nhân là lựa chọn dịch vụ web hosting tốt nhất sau khi đăng ký một Tên miền đẹp giá rẻ. Trước khi chọn nhà cung cấp hosting bạn cần xem một số ý kiến sau:


Dung lượng: Mỗi nhà cung cấp có các gói web hosting với dung lượng khác nhau. Do vậy bạn cần chọn nhà cung cấp nào có các gói hosting đáp ứng nhu cầu của bạn. Khi có nhu cầu mở rộng bạn dễ dàng nâng cấp chúng.

Sự ổn định, tốc độ, an toàn:
Tốc độ, độ tin cậy là vô cùng quan trọng cho sự thành công của bất kỳ doanh nghiệp trực tuyến. Trong khi lựa chọn dịch vụ web hosting, bạn cần đảm bảo rằng đó luôn ổn định và an toản. Ngoài ra website truy cập chậm cũng  rất bực bội.  Vì vậy, làm thế nào để bạn biết một công ty hosting là đáng tin cậy hay không?  Từ thông tin phản hồi từ người khác!  Bạn có thể thử truy cập vào trang web của bạn trong nhiều thời gian khác nhau để xem độ ổn định và tốc độ.

Hỗ trợ khách hàng: Nhà cung cấp hosting hỗ trợ như thế nào?  Họ có nhanh chóng hỗ trợ  vấn đề của bạn hay không?  Bạn có thể phụ thuộc vào việc này?.

Giá cả: Giá cả cũng là một trong những yếu tố lựa chọn dịch vụ web hosting tốt nhất.  Nó không nhất thiết phải thật sự đắt tiền là tốt nhất.  Đơn giản chỉ cần so sánh giá cả và các dịch vụ trước khi đăng ký.

Băng thông:
Bạn cũng cần phải xem các gói hosting của nhà cung cấp hosting có đáp ứng được nhu cầu băng thông cho website của bạn không? Nêu bạn sử dụng băng thông quá lớn chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng máy chủ riêng.  Sau cùng bạn cần phải đảm bảo rằng bạn đang nhận được những dịch vụ tốt nhất cho số tiền quý vị đầu tư.

Cách kiểm tra thông tin chủ sở hữu Tên miền (Domain)


Tìm thông tin liên hệ trên website

Cách đơn giản nhất để liên hệ với chủ sở hữu tên miền là truy cập vào chính tên miền đó. Nếu tên miền đó có website đang hoạt động và có thông tin liên hệ thì thật là may mắn cho bạn.
 
Kiểm tra thông tin chủ sở hữu tên miền qua các site chuyên về Whois:

Thông thường các dữ liệu thông tin chủ sở hữu của tên miền là thông tin công khai và cho phép bạn có thể tìm kiếm. Onehost thường hay dùng dịch vụ tra cứu thông tin chủ sở hữu tên miền miễn phí tại trang web: whois.domaintools.com.
Nếu như dữ liệu tên miền được thiết lập ở chế độ riêng tư, bạn cũng có thể gửi thư điện tử ở phần liên hệ quản trị (administrative contact email). Phần lớn các dịch vụ thiết lập tên miền ở chế độ riêng tư sẽ tự động chuyển hướng thư điện tử đến tài khoản của chủ sở hữu tên miền. Một số khác thì yêu cầu bạn phải đến truy cập website cung cấp dịch vụ đặt tên miền ở chế độ riêng tư để liên hệ với chủ sở hữu. Ở bước này đa phần e-mail gửi đi đều được phản hồi từ chủ sở hữu.
 
Sử dụng bộ máy tìm kiếm:

Sử dụng máy tìm kiếm như Google.com/Bing.com… thông thường sẽ giúp ích trong việc tìm thông tin người sở hữu tên miền. Bạn có thể tìm kiếm với các từ khóa lấy từ thông tin tên miền như: số điện thoại, email, tên hoặc địa chỉ, rồi từ đó dò ra thông tin liên hệ của họ.
 
Nhờ chuyên gia đầu cơ tên miền/ tư vấn tên miền giúp đỡ:

Với một chi phí vừa phải tùy theo độ “nóng” của tên miền mà bạn định mua lại, bạn có thể liên hệ với các nhà đăng ký tên miền hoặc sử dụng các dịch vụ tư vấn tên miền của Onehost để các chuyên gia sẽ giúp bạn tìm thông tin về chủ sở hữu tên miền. Các nhà đầu tư tên miền rất giỏi trong việc tìm kiếm thông tin chủ sở hữu tên miền và có thể giúp bạn tìm kiếm thông tin này miễn phí hoặc với một chi phí thấp.

Ví dụ minh họa giúp bạn hiểu rõ hơn về Máy chủ (Server)


Máy chủ hay còn gọi là Server thực ra chỉ là một CPU, nhưng với những chức năng và cấu hình, tính chất khác. Máy chủ lớn hơn CPU, dùng hệ điều hành riêng, nó dùng để làm trung tâm kết nối các máy tính trong một văn phòng, công ty, cơ quan qua lại với nhau và máy chủ cũng là nơi trao đổi dữ liệu, điều hành chung của mạng máy tính, sử dụng chung một máy in, làm Server cho web, webmail...

Ví dụ: Trong một văn phòng có 10 máy tính độc lập, nếu không kết nối lại thì mỗi máy tính muốn in thì phải cần một máy in cho riêng mình, hoặc không thì phải cài driver máy in lên 10 máy tính, rồi mỗi lần in thì tháo máy in ra cắm qua lại với nhau. Cách khác là dùng USB để chép dữ liệu qua máy tính có gắn máy in để in... 
 Nhưng khi dùng Server thì chúng ta không cần phải làm thế, chỉ cần cài máy in lên Server, rồi nối mạng tất cả các máy lại, và tất cả các máy có thể in dễ dàng. Hoặc muốn trao đổi thông tin qua lại với nhau, chỉ cần đưa lên Server một thư mục dữ liệu chung là tất cả các máy trạm có thể dùng. Ngoài ra Server cũng được dùng làm webmail trao đổi với nhau. Server còn được sử dụng để chạy website, một phần mềm chuyên dụng riêng. Nói tóm lại, toàn bộ mạng kết nối máy tính này được gọi là mạng LAN.


Lý do khiến cho Điện toán đám mây trở thành xu thế mới của thời đại


Nguyên do là xu hướng chuyển dịch mạnh mẽ từ các dịch vụ IT trên trung tâm dữ liệu doanh nghiệp thành các dịch vụ đám mây (Cloud) cung cấp bởi các nhà cung cấp dịch vụ do lợi ích tối ưu chi phí và khả năng mở rộng.

Tiếp đó là xu hướng chuyển đổi dịch vụ từ mô hình đầu tư thiết bị và giải pháp IT (CAPEX) sang mô hình dịch vụ trả dần (OPEX, Consumption model). Mô hình này sẽ giúp các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ tiên tiến ngay lập tức với chi phí ban đầu hợp lý.

Đón đầu các xu hướng trên, gần đây một số doanh nghiệp tên tuổi trong nước đã tung ra các sản phẩm dịch vụ IT trên nền đám mây (Cloud).

Theo đó, Cloud VNN giúp khách hàng thiết lập hạ tầng máy chủ ảo hiệu năng cao với quy mô từ một nhóm máy chủ cloud riêng lẻ đến một hệ thống Datacenter ảo với hàng ngàn máy chủ cloud. Dịch vụ phù hợp cho nhóm khách hàng ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, các doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp kinh doanh nội dung số, thương mại điện tử…

Theo các chuyên gia công nghệ, ứng dụng dịch vụ đám mây (Cloud) là xu hướng tất yếu của các doanh nghiệp, tổ chức chính phủ.

Những điều cần chú ý để bảo vệ tên miền (Domain) của bạn


Bảo vệ mật khẩu tên miền của bạn một cách cẩn thận, sử dụng những mật khẩu mạnh tối thiểu là 8 ký tự trở lên kết hợp chữ số và chữ cái

Khi bạn đăng ký tên miền, nên cung cấp địa chỉ email mà bạn thường xuyên dùng để check các thông tin liên quan đến tên miền của bạn do nhà đăng ký tên miền gửi.
 
Nếu bạn từng thay đổi địa chỉ email của mình, hãy truy nhập vào tài khoản domain của mình và cập nhật thông tin địa chỉ email giúp bạn luôn nhận thông tin từ nhà đăng ký tên miền
 
Đừng đưa UserID và Password của tài khoản email đó cho người khác
 
Nếu bạn thấy bất cứ yêu cầu nào nghi ngờ liên quan đến domain của bạn, hãy liên lạc với nhà đăng ký tên miền của bạn ngay lập tức.
 
Khi bạn nhận được một email thông báo gia hạn tên miền, hãy gia hạn tên miền của mình ngay lập tức. Thông thường tên miền của bạn được bảo lưu 30 ngày kề từ ngày hết hạn. Rất nhiều người chần chừ không gia hạn dẫn đến mất tên miền. Nên gia hạn tên miền nhiều năm.
 
Tên miền của bạn luôn được đặt ở chế độ KHÓA.Với chế độ này các yêu cầu về transfer domain sẽ bị từ chối. Nếu bạn không chắc làm thế nào để làm điều này thì hãy liên lạc với nhà đăng ký tên miền.
 
Không giao UserID/Password truy cập tài khoản tên miền cho người khác.

Quy định về thông tin liên hệ khi đăng ký tên miền (Domain) .vn


 Các quy định về thông tin liên hệ khi đăng ký, cập nhật dữ liệu tên miền:

a. Các thông tin bắt buộc phải cung cấp khi đăng ký

            - Số điện thoại.

            - Email liên hệ. 

b.  Số điện thoại, số fax liên hệ:

Tất cả các số điện thoại liên hệ trong bản khai đăng ký tên miền đều là yêu cầu bắt buộc phải có khi nộp hồ sơ đăng ký tên miền (riêng số fax liên hệ nếu chưa có vẫn có thể chấp nhận). Khi đăng ký, cập nhật hồ sơ cần phải nhập các số điện thoại, số fax của chủ thể đăng ký tên miền theo quy tắc bao gồm đầy đủ mã nước, mã vùng và số điện thoại, số fax :

+ Mã nước - mã vùng - số điện thoại. (Ví dụ: + 84- 4-35564944).

c.  Địa chỉ Email liên hệ:

-Tất cả các địa chỉ Email liên hệ trong bản khai đăng ký tên miền đều là yêu cầu bắt buộc phải có khi nộp hồ sơ đăng ký tên miền. Khi cập nhật hồ sơ đăng ký, cần phải nhập đầy đủ các địa chỉ Email liên hệ của chủ thể đăng ký tên miền, trong đó ít nhất phải có 01 Email của chính chủ thể đó .

-Trong trường hợp có nhiều Email liên hệ, có thể nhập nhiều hơn một địa chỉ Email cho mỗi thành phần này, các địa chỉ Email này được ngăn cách nhau bằng một dấu chấm phẩy (;).     

2.  Tên chủ thể đăng ký:          


Trong hồ sơ  đăng ký, tên chủ thể phải đảm bảo tuân thủ theo các quy tắc sau:

a. Chủ thể trong nước:

- Chủ thể là cá nhân người Việt Nam: Cần ghi rõ "Ông" hoặc "Bà" trước họ tên cá nhân.

- Với chủ thể là các tổ chức, các doanh nghiệp Việt Nam, doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam: Phải ghi rõ ràng tên tổ chức, doanh nghiệp theo đúng tên trong giấy phép hoạt động hoặc quyết định thành lập (không viết tắt). Đối với doanh nghiệp, phải ghi đầy đủ loại hình doanh nghiệp (Tổng công ty, Công ty, Công ty TNHH, Công ty cổ phần, Công ty liên doanh, Văn phòng đại diện Công ty, v.v...) trước tên doanh nghiệp. Không được sử dụng các hình thức viết tắt tiếng Việt như: Cty, CT, Tổng Cty hay tiếng Anh như Co, Co. Ltd hoặc Corp.

-  Nếu trong tên chủ thể có chứa một số cụm từ thông dụng như "Trách nhiệm hữu hạn", "Ủy ban nhân dân", "Trung ương" sẽ chuyển thành dạng viết tắt tương ứng: TNHH, UBND, TW.

b.Chủ thể nước ngoài:

- Chủ thể là cá nhân người nước ngoài: Phải ghi rõ thông tin xác định giới tính trước họ tên chủ thể. Cụ thể: "Mr" trước tên riêng đối với nam và "Ms" trước tên riêng đối với nữ.

- Với chủ thể là tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài chưa có hoạt động, chưa có văn phòng đại diện tại Việt Nam đăng ký tên miền qua các Nhà đăng ký tên miền: Nhà đăng ký có trách nhiệm cập nhật rõ ràng tên của tổ chức, doanh nghiệp đăng ký. Đối với các doanh nghiệp phải xác định và ghi rõ loại hình doanh nghiệp là "Co" hay "Group" sau tên doanh nghiệp trước khi cập nhật vào cơ sở dữ liệu của VNNIC.

So sánh Linux Hosting và Windows Hosting ?


Tùy thuộc vào hệ điều hành đó đi với phụ thuộc vào nhu cầu của bạn.

Nếu bạn cần hỗ trợ các sản phẩm của Microsoft như ASP, MS Access, hoặc VBScript, sau đó Windows sẽ được lưu trữ tốt hơn.  Hơn nữa, nếu bạn được thoải mái với IIS và không có thời gian để hiểu cách thức làm việc Linux, Windows sẽ lưu trữ lại là một sự lựa chọn tốt hơn.

Trước hết, chỉ vì bạn sử dụng Windows ở nhà không có nghĩa là bạn nên sử dụng máy chủ Windows Hosting.  Hai là hoàn toàn khác nhau, và có một hệ thống Windows ở nhà sẽ không ảnh hưởng đến khả năng của bạn để liên lạc với một máy chủ Linux Hosting.

Thứ hai, Linux là rất phổ biến hơn với các trang web do các máy tính ổn định cao và vì nó là miễn phí.  Vì nó là miễn phí, Linux lưu trữ thường rẻ hơn Windows.  Chỉ vì nó hoàn toàn miễn phí không có nghĩa là nó không phải là tốt đẹp - Linux là một sản phẩm tuyệt vời quá.

Để giúp đỡ các bạn, chúng tôi đã tạo ra một danh sách các trang web bằng cách sử dụng máy Linux và một danh sách các trang web có sử dụng máy Windows.

Định nghĩa Domain Name System - DNS

DNS là từ viết tắt trong tiếng Anh của Domain Name System, là Hệ thống phân giải tên được phát minh vào năm 1984 cho Internet, chỉ một hệ thống cho phép thiết lập tương ứng giữa địa chỉ IP và tên miền. Hệ thống tên miền (DNS) là một hệ thống đặt tên theo thứ tự cho máy vi tính, dịch vụ, hoặc bất kỳ nguồn lực tham gia vào Internet. Nó liên kết nhiều thông tin đa dạng với tên miền được gán cho những người tham gia. Quan trọng nhất là, nó chuyển tên miền có ý nghĩa cho con người vào số định danh (nhị phân), liên kết với các trang thiết bị mạng cho các mục đích định vị và địa chỉ hóa các thiết bị khắp thế giới.

Phép tương thường được sử dụng để giải thích hệ thống tên miền là, nó phục vụ như một  “Danh bạ điện thoại” để tìm trên Internet bằng cách dịch tên máy chủ máy tính thành địa chỉ IP

Ví dụ, www.example.com dịch thành 208.77.188.166.

Hệ thống tên miền giúp cho nó có thể chỉ định tên miền cho các nhóm người sử dụng Internet trong một cách có ý nghĩa, độc lập với mỗi địa điểm của người sử dụng. Bởi vì điều này, World-Wide Web (WWW) siêu liên kết và trao đổi thông tin trên Internet có thể duy trì ổn định và cố định ngay cả khi định tuyến dòng Internet thay đổi hoặc những người tham gia sử dụng một thiết bị di động. Tên miền internet dễ nhớ hơn các địa chỉ IP như là 208.77.188.166 (IPv4) hoặc 2001: db8: 1f70: 999: de8: 7648:6 e8 (IPv6).

Mọi người tận dụng lợi thế này khi họ thuật lại có nghĩa các URL và địa chỉ email mà không cần phải biết làm thế nào các máy sẽ thực sự tìm ra chúng.